Phụ nữ có thai bị viêm tiết niệu là hiện tượng khá phổ biến trong sản khoa. Cũng vì thế mà nhiều mẹ bầu coi nhẹ những ảnh hưởng của bệnh này, không thực hiện điều trị kịp thời gây ra những biến chứng nguy hiểm, tổn hại đến sức khỏe cả mẹ và con.
Bạn đang đọc: Có thai bị viêm tiết niệu sẽ nguy hiểm như thế nào?
1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu là hiện tượng bàng quang và thận bị vi khuẩn xâm nhập, thường là vi khuẩn E.coli. Việc này sẽ gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, sau đó lây lan ra các cơ quan khác của hệ tiết niệu. Bệnh này có nguy cơ tăng cao ở phụ nữ có thai nhất là thời kì cuối của quá trình thai nghén.
Khi bị viêm tiết niệu, người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều tới toàn bộ các cơ quan của hệ tiết niệu, bắt đầu từ thận (hình thành nước tiểu) di chuyển đến nơi chứa nước tiểu là bàng quan và niệu quản, cuối cùng là niệu đạo – cơ quan giúp đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Viêm đường tiết niệu là hiện tượng bàng quang và thận bị vi khuẩn xâm nhập
Viêm tiết niệu được chia thành 3 thể khác nhau phụ thuộc vào mức độ bệnh:
– Mức 1 – thể nhiễm khuẩn: Vi khuẩn mới xâm nhập vào niệu đạo và chưa có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện.
– Mức 2 – thể viêm bàng quang: Vi khuẩn lúc này đã bắt đầu phát triển rộng ra và bắt đầu xuất hiện cảm giác đau buốt khi tiểu hoặc tiểu nhiều,…
– Mức 3 – thể viêm thận, bể thận cấp: lúc này vi khuẩn đã phát triển cực mạnh, có thể làm thai phụ suy hô hấp, suy tuần hoàn dẫn tới suy thai và nguy cơ sinh non cao.
2. Tại sao bà bầu dễ bị viêm đường tiết niệu nhất là cuối thai kỳ?
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều loại hormone có chức năng làm giãn nở các cơ ở niệu quản, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Cùng với đó, sự lớn lên của thai nhi vô tình chèn ép lên bàng quang của mẹ. bàng quang lúc này dễ bị ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm thâm nhập. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến viêm đường niệu thường xuyên xảy ra đối với phụ nữ bước vào giai đoạn sau của thai kỳ.
Ngoài ra vẫn có một vài nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng viêm đường tiết niệu khi mang thai là:
– Mẹ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Theo nghiên cứu khoa học cho thấy rằng loại vi khuẩn như E.coli có khả năng trú ẩn ở đường ruột, cùng với đó vi khuẩn dễ lây lan là do vị trí của trực tràng gần với niệu đạo. Do vậy, các bác sĩ sản phụ khoa khuyên chị em nên vệ sinh âm đạo từ trước ra sau.
– Quan hệ tình dục: thời gian đầu có thể chị em chưa biết mình có bầu nên quan hệ tình dục bừa bãi. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm nhiễm tiết niệu.
– Trong cơ thể mẹ bầu có liên cầu nhóm B: là loại vi khuẩn phổ biến gây ra viêm đường tiết niệu.
3. Dấu hiệu phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu
Các chị em thường hay nhầm lẫn những triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu với các dấu hiệu thai nghén. Với trường hợp các mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu nhẹ (ở mức 1) sẽ có các triệu chứng thường gặp sau đây:
– Khi đi tiểu có cảm giác nóng rát, buốt nhẹ.
– Mẹ bầu thường xuyên buồn tiểu nhiều lần trong một ngày.
– Thường hay bị đau lưng, bụng hoặc xương chậu không rõ nguyên nhân.
– Các mẹ hay buồn nôn, đây là triệu chứng hay nhầm với ốm nghén nhất.
– Thường xuyên lạnh sống lưng, người run hoặc bị đổ mồ hôi.
Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Phụ nữ có thai bị viêm tiết niệu thường có triệu chứng đau bụng, mệt mỏi
Trong khi đó, với những trường hợp tình trạng bệnh nặng hơn, ở mức 3, viêm bể thận (biến chứng từ viêm niệu đạo và viêm bàng quang) các dấu hiệu dễ nhận biết hơn:
– Ngoài cảm giác nóng buốt như ở trên thì những người ở mức độ này còn bị tiểu khó, phải rặn mới đi được.
– Nước tiểu thường đục, thậm chí có thể lẫn máu.
– Sốt cao (nhiệt độ trung bình trên 39 độ C), mạch đập rất nhanh.
– Cơn đau bụng, thắt lưng xuất hiện thường xuyên hơn với cường độ mạnh, và có thể đau cả bộ phận sinh dục.
– Có dấu hiệu nhiễm khuẩn bạch cầu dương tính, hồng cầu niệu khi xét nghiệm nước tiểu.
Nếu có những dấu hiệu trên thì các mẹ được chỉ định điều trị ngay, vì những trường hợp này rất dễ có thể gây suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận cấp… ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.
srcTrên thực tế, có rất nhiều mẹ bầu coi nhẹ bệnh viêm đường tiết niệu mà biết được bệnh lý này có những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. Cụ thể: src
– Lây lan viêm nhiễm tới các bộ phận khác trong hệ tiết niệu chẳng hạn như bàng quang, niệu quản, thận,…
– Dễ dàng gặp những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe thận, suy thận,… nhất là bể thận cấp.
– Viêm đường tiết niệu được cho là một trong nguyên nhân gây ra hiện tượng tán huyết và sản giật của các mẹ bầu.
– Trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm trùng nước tiểu đồng nghĩa việc nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh tăng cao, dẫn đến hiện tượng sinh non, trẻ thiếu cân hoặc thai chết lưu.
4. Cách chẩn đoán phòng tránh viêm tiết niệu
4.1 Phương pháp chẩn đoán phụ nữ có thai bị viêm tiết niệu
Để phát hiện viêm đường tiết niệu, các mẹ bầu phải thực hiện các xét nghiệm:
– Một là, xét nghiệm nước tiểu: nhằm phát hiện tế bào hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn.
– Hai là, cấy nước tiểu: được thực hiện sau khi phân tích xét nghiệm nước tiểu và chỉ tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Ba là, khám bàng quang bằng cách nội soi hoặc chụp X-quang: kiểm tra những dấu hiệu bất thường ở niệu đạo và bàng quang.
4.2 Biện pháp phòng ngừa mẹ bầu có thai bị viêm tiết niệu
>>>>>Xem thêm: Nội soi tán sỏi qua da – Phương pháp trị sỏi hiệu quả
Các mẹ bầu nên kiểm tra thai định kỳ để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu
Dưới đây là lời khuyên việc nên làm khi mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu:
– Chế độ ăn hợp lý sẽ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập hiệu quả: uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm có lợi chẳng hạn như sữa chua, quả nam việt quất, nước dừa,.. Những loại thực phẩm này có tác dụng rất tốt trong việc bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.
– Thực hiện chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai định kỳ, đo huyết áp, theo dõi tim thai… để theo dõi kịp thời tình trạng phát triển của em bé trong bụng.
– Cần chú ý việc vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày, không nên nhịn tiểu
– Sử dụng các loại đồ lót có chất liệu tốt, thoải mái, khô thoáng vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong điều kiện ẩm.
Viêm tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu có những dấu hiệu bất thường, đặc biệt khi đái buốt, người mệt mỏi thì thăm khám ngay để điều trị kịp thời. Hi vọng với những lưu ý trên, các mẹ bầu sẽ biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả bệnh lý này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.