Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi

Khi thai nhi 28 tuần tuổi là bắt đầu bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Ở thời điểm này bé có sự phát mạnh mẽ  về cân nặng, đồng thời người mẹ cũng cảm nhận rõ hơn những dấu hiệu thay đổi trong thể mình. Vậy bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị gì cho giai đoạn này?

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi

1. Những thay đổi của cơ thể mẹ ở giai đoạn thai nhi 28 tuần

Khi thai nhi bước vào giai đoạn 28 tuần tuổi thì cơ thể người mẹ có những dấu hiệu thay đổi rõ ràng như sau:

– Tâm lý trở nên nhạy cảm nhất: Mẹ đang bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ nên sẽ nảy sinh rất nhiều cảm xúc và sự lo lắng. Mẹ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm nuôi dạy con, chuẩn bị thật nhiều thứ để chào đón con mình chào đời. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của bản thân, điều cần làm là giữ tâm trạng thật thoải mái, vui vẻ.

– Vú rỉ sữa non: Đây là giai đoạn cuối của kỳ mang thai nên để chuẩn bị cho thai nhi chào đời đầu vú bắt đầu rỉ sữa non. Trong sữa non có chứa chất đạm, chất béo và các chất khác nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tăng khả năng miễn dịch cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời.

– Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn: Bình thường khi mang thai dịch âm đạo đã tiết ra nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn tuần thai 28 do sự thay đổi nồng độ hormon thai kỳ.

– Các cơn co thắt tử cung: Thai nhi ngày càng phát triển sẽ khiến dây chằng ở tử cung bị kéo căng ra, gây áp lực lên vùng xương chậu và những cử động đạp của bé sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều này làm xuất hiện những cơn co thắt khó chịu cho mẹ bầu.

– Hội chứng huyết áp thấp khi nằm ngửa: Một số phụ nữ mang thai gặp phải hội chứng này khi huyết áp hạ đột ngột khi nằm ngửa. Mẹ bầu có thể thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế quá nhanh. Vì thế để hạn chế tình trạng này mẹ nên thay đổi tư thế từ từ, không nên đứng lên hay ngồi xuống đột ngột.

– Trĩ thai kỳ: Khi thai nhi ngày phát triển và tử cung to ra, các mao mạch sưng lên là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón và trĩ thai kỳ. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất xơ và uống đủ nước để cải thiện tình trạng này.

Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi

Dấu hiệu thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 28 tuần

– Bụng to kèm tăng cân: Thai nhi ngày càng lớn kéo theo mẹ tăng cân rất nhanh và bụng cũng to ra nhiều. Do cơ thể thay đổi cân nặng đột ngột nên khiến da dễ bị rạn và việc đi lại cũng trở nên khó khăn hơn.

– Chứng chuột rút: Nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy chuột rút ở chân khi mang thai ở giai đoạn này. Nguyên nhân là do tử cung mở rộng gây chèn ép lên các tĩnh mạch ở chân, đồng thời cân nặng tăng cũng tạo áp lực lên các chi dưới. Mẹ bầu nên chọn cho mình những bộ quần áo thoải mái nhất, có thể thực hiện một số bài tập thể dục phù hợp.

– Một số dấu hiệu ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu bỗng quay trở lại, thậm chí có thể gây khó chịu nhiều hơn như buồn nôn, ợ nóng, đầy hơi. Lúc này mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều lần, hạn chế các món ăn có mùi tanh và chứa nhiều dầu mỡ.

2. Sự phát triển của bé ở giai đoạn thai nhi 28 tuần

2.1. Sự phát triển của thai nhi 28 tuần về cân nặng và kích thước

Đây là giai đoạn xương bé phát triển trở nên cứng cáp hơn, đồng thời cũng hấp thụ khá nhiều canxi. Bé đạt chiều dài trung bình tầm 36- 38 cm tính từ đỉnh đầu đến ngón chân. Không chỉ có tăng kích thước, cân nặng của bé cũng tăng và đạt trọng lượng khoảng 1- 1,4kg. Mẹ bầu nhớ bổ sung thật đầy đủ các dưỡng chất với một chế độ ăn cân bằng để phù hợp với sự phát triển thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Cận cảnh video cách rặn đẻ “siêu chuẩn”

Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi

Giai đoạn này thai nhi có cân nặng tầm 1,1kg và chiều dài khoảng 36,6 cm

2.2. Sự phát triển của thai nhi 28 tuần về các cơ quan

Khi bước vào giai đoạn này bé phát triển và dần hoàn thiện một số cơ quan cần thiết để chuẩn bị cho sự ra đời của mình như sau:

– Tích tụ dần các lớp mỡ dưới da và bề mặt da được cải thiện trở nên mềm mại, bớt nhăn nheo hơn.

– Não bộ đặc biệt phát triển nhanh với sự hình thành của hàng triệu tế bào neuron thần kinh chi phối khắp cơ thể. Thêm vào đó là sự xuất hiện các nếp nhăn trên bề mặt não.

– Đôi mắt tiếp tục hoàn thiện dần, bé có thể nhìn thấy ánh sáng chiếu lọt qua tử cung người mẹ.

– Một số bộ phận phụ như lông mi, móng tay, tóc dài ra và bắt đầu phát triển nhiều hơn.

– Phổi trở nên hoàn chỉnh và bé bắt đầu tập thở.

– Hệ thống enzym tiêu hóa cũng bắt đầu phát triển hoàn chỉnh.

2.3. Một số thay đổi về hoạt động và sinh lý của thai nhi 28 tuần

Bé sẽ bắt đầu chuẩn bị tư thế để thích hợp cho sự chào đời bằng việc đổi ngôi thai. Một vài ngôi thai thường gặp của thai nhi là ngôi đầu (đầu hướng xuống dưới đường dẫn sinh, có thể lệch về đùi trái hay đùi phải của mẹ), ngôi mông (mông bé hướng xuông dưới đường dẫn sinh) và ngôi ngang (lưng bé nằm ngang hướng về đường dẫn sinh). Đa phần các trường hợp, bé sẽ đổi ngôi từ ngôi mông quay sang ngôi đầu khi gần sinh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, ngôi thai không đổi nên việc sinh cũng trở nên khó khăn hơn.

Đây cũng là giai đoạn hệ thần kinh của bé dần hoàn thiện. Bé có thể cảm nhận những tác động, lời nói yêu thương của mẹ từ bên ngoài. Do vậy, bạn nên giao tiếp và thai giáo với bé thường xuyên hơn để tạo sự gắn kết tình cảm mẫu tử. Bên cạnh đó, bé cũng trở nên hiếu động hơn bằng việc đạp mẹ hay nháy mắt thường xuyên. Giấc ngủ của bé thường chỉ kéo dài tầm 30 phút/ lần vì vậy, việc đếm cử động thai giúp mẹ bầu kiểm tra hoạt động và tình trạng sức khỏe của bé tốt hơn.

Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi

>>>>>Xem thêm: Hôi miệng tầng 4: Nguyên nhân và cách khắc phục

Giấc ngủ của bé thường chỉ kéo dài tầm 30 phút/ lần

Giai đoạn thai nhi 28 tuần là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé sang giai đoạn mới chuẩn bị cho sự chào đời. Mẹ bầu nên chú ý theo dõi và khám thai định kỳ thường xuyên để kiểm soát tốt tình trạng thai kỳ của mình. Hi vọng qua bài chia sẻ trên có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này một cách dễ dàng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *