Có lẽ mang thai là thời điểm vô cùng ý nghĩa với mỗi một người phụ nữ. Bên cạnh niềm vui đó, chắc chắn sẽ có muôn vàn khó khăn, đặc biệt là với những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên. Một trong những nỗi lo lớn nhất của các mẹ bầu trong khoảng thời gian này chính là nguy cơ chửa ngoài dạ con. Vậy chửa ngoài dạ con có kinh nguyệt không? Bài viết bên dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp được thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Chửa ngoài dạ con có kinh nguyệt không?
1. Đôi nét về chửa ngoài dạ con
Chửa ngoài dạ con là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng lại phát triển ở bên ngoài tử cung của chị em phụ nữ. Tình trạng chửa ngoài dạ con thường nằm ở vòi tử cung (chiếm tới 95%), cổ tử cung, buồng trứng, vòi tử cung, ổ bụng,…
Những phôi thai nằm ở vị trí ngoài tử cung sẽ không được buồng tử cung bảo vệ. Do đó, chúng sẽ không thể phát triển như thai nhi bình thường và khi túi thai vỡ sẽ khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tới tính mạng của thai phụ. Vì thế để đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho người mẹ, chị em nên tới bệnh viện để thực hiện phẫu thuật loại bỏ thai ngoài dạ con.
Chửa ngoài dạ con là hiện tượng nhiều chị em gặp phải
2. Dấu hiệu chửa ngoài dạ con sớm nhất
Theo thống kê, dấu hiệu chửa ngoài dạ con thường xuất hiện khi đã mang thai từ 4 – 12 tuần, thậm chí là trễ hơn. Do đó, chị em nên lưu ý tới những thay đổi của cơ thể trong thời gian mang thai để phát hiện và điều trị tình trạng chửa ngoài dạ con kịp thời.
2.1. Trễ kinh nguyệt
Trễ kinh nguyệt là triệu chứng điển hình của những chị em mang thai. Tuy nhiên, với những chị em mang thai ngoài tử cung thì kinh nguyệt của họ thường không đều. Điều này có nghĩa là có tháng đến muộn, có tháng đến sớm, nên rất khó để nhận biết.
2.2. Chảy máu âm đạo
Dấu hiệu chửa ngoài dạ con thường gặp nhất là hiện tượng chảy máu âm đạo. So với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hiện tượng xuất huyết do chửa ngoài dạ con thường xuất hiện và chấm dứt khá đột ngột, lượng máu chảy ra thường lỏng hơn và có thể có màu nâu sẫm.
Bên cạnh nguy cơ chửa ngoài dạ con, việc chảy máu âm đạo trong thời gian mang thai cũng có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác như sẩy thai hoặc nhiễm trùng. Do đó, chị em nên tới gặp bác sĩ ngay khi thấy hiện tượng này.
2.3. Đau bụng dưới
Nếu chị em bị đau thắt bụng dưới hoặc gần trực tràng khi mang thai thì phải đặc biệt cẩn thận, vì đây là một trong những dấu hiệu chửa ngoài dạ con. Những cơn đau bụng dưới này có thể từ nhẹ tới nặng dần và dai dẳng, hoặc xuất hiện đột ngột và nhanh chóng hết đau ngay sau đó.
Tìm hiểu thêm: Răng số 6 bị sâu: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục
Đau bụng dưới là dấu hiệu chửa ngoài dạ con
2.4. Khó chịu khi đi vệ sinh
Mang thai có thể ảnh hưởng tới ruột và bàng quang, khiến mẹ bầu gặp nhiều bất tiện khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai cũng có thể khiến chị em cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, chị em hãy cẩn thận nếu cảm thấy đau khi đi vệ sinh hoặc tiểu buốt vì đây là những dấu hiệu chửa ngoài dạ con thường thấy.
2.5. Nồng độ beta HCG giảm dần
Trong thời gian mang thai, nồng độ beta HCG sẽ tăng theo tuổi thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy hàm lượng này giữ nguyên hoặc suy giảm thì nên thận trọng. Bởi lẽ đây có thể là triệu chứng của chửa ngoài dạ con.
2.6. Cơ thể mệt mỏi
Khoảng thời gian đầu khi có thai, chị em thường cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu chị em chửa ngoài dạ con. Ngoài ra, chị em cũng sẽ thấy xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo, chuột rút.
2.7. Cảm giác buồn nôn
Chửa ngoài dạ con được xem là hiện tượng mang thai. Vì vậy, các chị em vẫn gặp phải những dấu hiệu mang thai bình thường. Theo đó, chị em vẫn sẽ xuất hiện những biểu hiện như buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, mệt mỏi,…
3. Hiện tượng chửa ngoài dạ con có kinh nguyệt không?
Những dấu hiệu điển hình nhất mà đa số chị em gặp phải khi chửa ngoài dạ con là như đau bụng dưới, trễ kinh, chảy máu âm đạo. Mặc dù có những triệu chứng chung để nhận biết chửa ngoài dạ con nhưng cũng tùy vào cơ thể, thể trạng của mỗi chị em sẽ có những dấu hiệu đặc biệt khác.
Phổ biến nhất vẫn là không có kinh nguyệt. Việc chảy máu âm đạo là do phôi thai ngừng phát triển và đẩy ra ngoài hoặc xuất huyết. Tuy nhiên, cũng có những chị em không xuất hiện 3 triệu chứng trên và con số này chiếm khoảng 25% những mẹ bầu chửa ngoài dạ con.
Khi mang thai, chị em sẽ bị trễ kinh dù là chửa ngoài dạ con, tuy nhiên một số trường hợp bị ra máu và đây không phải là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Với những chị em bị ra máu do mang thai ngoài tử cung lượng máu sẽ ít hơn, máu có màu sậm, không đông được và bị ra máu kéo dài.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu gan nhiễm mỡ
Chửa ngoài dạ con có kinh nguyệt không là thắc mắc của nhiều chị em
4. Những biện pháp ngăn ngừa chửa ngoài dạ con
– Để ngăn ngừa hiện tượng chửa ngoài dạ con, chị em phụ nữ nên hạn chế việc nạo phá thai. Thêm vào đó, chị em nên áp dụng những biện pháp ngừa thai an toàn, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong thời gian sau khi sinh và cho con bú.
– Khi có dấu hiệu viêm nhiễm cơ quan sinh dục, chị em nên nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời, tránh những di chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
– Chị em nên nhanh chóng đi khám thai khi bị đau bụng hoặc chảy máu bất thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là với những mẹ bầu từng bị chửa ngoài dạ con hoặc từng mắc viêm nhiễm đường sinh dục trước đó.
– Việc phát hiện sớm khi túi thai ngoài dạ con chưa vỡ sẽ giúp chị em giảm được hiện tượng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng ngất và tử vong, làm tăng khả năng giữ lại vòi trứng để bảo toàn thiên chức làm mẹ.
Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Mang thai ngoài dạ con có kinh nguyệt không?”. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám ngay khi thấy dấu hiệu chửa ngoài dạ con.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.