Chuyển dạ sắp sinh con so là quá trình sinh nở bắt đầu từ những cơn co thắt tử cung cho tới khi em bé ra đời. Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so có thể xuất hiện trước cả 1 tháng hoặc 1 tuần, thậm chí là trước vài ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về những triệu chứng chuyển dạ sắp sinh con so với bài viết bên dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 13 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so mẹ bầu nên biết
1. Sa bụng bầu, bụng bầu tụt xuống
Với những mẹ sinh con so thì em bé trong bụng thường sẽ dịch chuyển xuống phía dưới khung chậu trước vài tuần. Theo đó, thai nhi thường di chuyển đầu xuống phía dưới, tại vị trí thấp, chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn, tương tự. Vào khoảng thời gian này, các mẹ bầu sẽ có cảm giác phần khung xương chậu nặng nề hơn và đi lại khó khăn hơn.
Sa bụng bầu là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so rõ ràng nhất
2. Cổ tử cung bắt đầu mở
Trước khi sinh con, tử cung của mẹ bầu sẽ mỏng hơn và mở rộng hơn so với vài ngày hoặc vài tuần trước đó. Vì mỗi một mẹ bầu sẽ có cơ địa riêng nên tốc độ mở của cổ tử cung sẽ có sự nhanh chậm khác nhau. Do đó, các mẹ bầu nên tới bệnh viện thăm khám để kiểm tra độ mở cổ tử cung của mình.
3. Đau lưng dưới
Vào những ngày cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường có cảm giác đau lưng dưới nhiều hơn. Bởi lẽ vào thời điểm này, thai nhi trong bụng đã lớn và tụt xuống bên dưới tạo áp lực cho phần lưng và làm xương chậu, dây chằng cổ tử cung bị kéo giãn. Vì vậy, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhức phần lưng dưới hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con đầu lòng này thường không rõ ràng và không phải mẹ bầu nào cũng gặp phải nên rất khó để nhận ra.
4. Ngừng tăng cân hoặc giảm cân
Vào tháng cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu thường duy trì ở mức ổn định hoặc có thể giảm nhẹ. Điều này xảy ra là do nước ối giảm đi để chuẩn bị cho em bé chào đời.
5. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so qua hiện tượng chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi sắp chuyển dạ sinh con so, mẹ bầu thường thấy mình bị đau hai bên háng, chuột rút và đau lưng nhiều hơn. Vào thời điểm này, các cơ khớp ở xương chậu và tử cung sẽ bị kéo giãn ra để chuẩn bị cho em bé chào đời.
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư phụ khoa – giải pháp sức khỏe cho chị em
Chuột rút là dấu hiệu chuyển dạ sinh con đầu lòng nhiều mẹ bầu gặp phải
6. Cảm nhận các khớp được giãn ra
Trong thời gian mang thai, hormone relaxin sẽ khiến dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm và giãn hơn. Tuy nhiên, chị em đừng vội hốt hoảng khi thấy điều này vì đây chỉ là một trong những phản ứng tự nhiên giúp xương chậu mở rộng và chuẩn bị sẵn sàng đón bé yêu chào đời.
7. Cảm thấy dễ thở hơn
Vào giai đoạn sắp sinh, em bé trong bụng mẹ đã tụt xuống thấp nên áp lực của thai nhi lên dạ dày và cơ hoành của mẹ bầu được giảm thiểu. Do đó, mẹ sẽ thở dễ dàng hơn và chứng ợ nóng khi mang thai cũng đột nhiên biến mất.
8. Tiêu chảy
Tình trạng tiêu chảy thường xảy ra vào những cuối thai kỳ do các cơ trong tử cung của mẹ giãn dần ra để chuẩn bị cho việc sinh đẻ. Vào thời điểm này, toàn bộ các cơ và trực tràng của mẹ sẽ được nghỉ ngơi. Vì vậy, mẹ bầu sẽ bị tiêu chảy. Đây là điều vô cùng bình thường và là một trong những triệu chứng báo hiệu sắp sinh em bé, giúp mẹ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới. Việc các mẹ bầu cần làm lúc này là không ăn những loại thực phẩm khó tiêu, uống nhiều nước và không nên ăn quá no.
9. Cảm thấy uể oải, mệt mỏi và chỉ muốn nằm nghỉ
Vào thời gian này, một số mẹ bầu thường có cảm giác uể oải, mệt mỏi như 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong vài tuần cuối trước khi sinh em bé, bụng của mẹ sẽ phát triển ngày một to hơn, nặng nề hơn, khiến mẹ cảm thấy khó ngủ vào ban đêm. Vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của hai mẹ con, chị em nên tranh thủ chợp mắt bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ nhé.
10. Đi tiểu thường xuyên, liên tục
Vào tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ dịch chuyển xuống phần khung xương chậu và chèn ép vào khu vực xung quanh, nhất là bàng quang. Vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy vùng bụng dưới trở nên nặng nề hơn và vùng bụng trên “trống rỗng”, kèm theo hiện tượng muốn đi tiểu nhiều hơn. Đây là dấu hiệu thai nhi xoay đầu để chuẩn bị ra đời.
11. Dịch tiết âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
Trước khi sinh con vài ngày, mẹ bầu sẽ cảm thấy dịch tiết âm đạo của mình ra nhiều hơn và đậm đặc hơn. Vào thời gian này, nút nhầy có nhiệm vụ bịt kín cổ tử cung để phòng ngừa viêm nhiễm. Thông thường, nút nhầy này sẽ biến mất trước khi mẹ xuất hiện các cơn đau đẻ một vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ. Dấu hiệu để biết nút nhầy bong ra là sự xuất hiện của dịch tiết âm đạo có màu như lòng trắng trứng hoặc lẫn một chút máu. Dấu hiệu chuyển dạ này được gọi là “máu báo” và là biểu hiện tốt cho cuộc vượt cạn của mẹ bầu.
Tuy nhiên, nếu các cơn co thắt tử cung vẫn chưa diễn ra hay cổ tử cung vẫn chưa mở với độ rộng là 3 – 4cm thì mẹ bầu cần phải chờ thêm vài ngày nữa mới có thể gặp con yêu. Việc âm đạo ra máu là một trong những triệu chứng vô cùng quan trọng nên các mẹ bầu cần tới cơ sở y tế uy tín để được theo dõi kịp thời nhé.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc người bệnh ung thư gan
Vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên hơn
12. Vỡ nước ối
Có rất nhiều mẹ bầu nhầm tưởng rằng việc vỡ nước ối là em bé sẽ chào đời ngay sau đó. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một số mẹ bầu sinh con ngay sau khi vỡ nước ối, phần đông còn lại sẽ mất vài giờ mới thực sự vượt cạn.
13. Các cơn co thắt tử cung ngày càng mạnh và liên tục
Khi sắp sinh, các cơn co thắt xuất hiện là dấu hiệu nhận biết rõ nhất mà các mẹ bầu sẽ cảm nhận được. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau quặn thắt giống như các cơ trong tử cung đang siết chặt lại để chuẩn bị đưa bé yêu ra bên ngoài. Những cơn đau dễ nhận biết nhất là:
– Các cơn co thắt sẽ đau, mạnh và khó chịu hơn.
– Các cơn co thắt sẽ không biến mất khi mẹ bầu chuyển động hay thay đổi tư thế.
– Các cơn đau thắt tử cung sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới rồi di chuyển tới vùng bụng dưới cuối cùng là 2 chân.
Hy vọng qua bài viết trên đây các mẹ bầu đã nắm rõ 13 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so, từ đó, các mẹ bầu sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón con yêu ra đời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.