Khi bắt đầu thai kỳ nhiều mẹ thắc mắc xét nghiệm tiền sản giật khi nào, bởi đây là một biến chứng sản khoa nguy hiểm cần được kiểm soát. Để giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu, hay những bạn có nhu cầu tìm hiểu hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Xét nghiệm tiền sản giật khi nào?
1. Tiền sản giật là bệnh gì?
Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ vô cùng nghiêm trọng, hiện tượng này xuất hiện không nhiều tỷ lệ rơi vào khoảng 2 – 5% nhưng những ai gặp phải thì thai kỳ cần được đặc biệt quan tâm và theo dõi. Tiền sản giật được các bác sĩ chuyên khoa coi là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho mẹ. Đôi khi bác sĩ buộc phải chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt là thận. Phụ nữ không nên chủ quan khi huyết áp mình bình thường vì có nhiều mẹ bầu đầu có dấu hiệu tiền sản giật từ tuần 21 của thai kỳ, tuy nhiên trường hợp này không nhiều mà chủ yếu sẽ xuất hiện từ tuần thứ 37 của thai kỳ. Khi mang thai mẹ cần đặc biệt để ý đến huyết áp của mình, chỉ cần tăng nhẹ thôi nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu không được phát hiện cũng như can thiệp sớm những biến chứng của tiền sản giật sẽ vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của cả sản phụ và thai nhi.
Nếu như ở trong nhóm đối tượng sau mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến thai kỳ của mình:
– Đã từng có tiền sử bị tiền sản giật trước đây
– Mang thai khi đã trên 40 tuổi
– Trước đây gia đình từng có người bị tiền sản giật
– Bị mắc bệnh béo phì
– Đang mang đa thai
– Và một số trường hợp như là: tiền sử tăng huyết áp mãn tính, bị mắc bệnh đái tháo đường, bị bệnh thận
Khi bắt đầu thai kỳ nhiều mẹ thắc mắc xét nghiệm tiền sản giật khi nào
2. Xét nghiệm tiền sản giật khi nào?
Phổ biến nhất thì tiền giật sẽ xuất hiện từ tuần 37 của của thai kỳ, cũng có những trường hợp xuất hiện từ tuần 25 đến 28, đôi khi sẽ xuất hiện từ tuần 21 những trường hợp này không nhiều.
Tiền sản giật ở mẹ bầu được đặc trưng nhất ở các dấu hiệu là huyết áp cao, lượng protein dư thừa trong nước tiểu. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng được các chuyên gia thống kê là: Thiếu máu chảy vào tử cung, có vấn đề đối với hệ miễn dịch, ăn uống trước và trong thai kỳ không đủ chất…
Bên cạnh đó, còn một số triệu chứng khác mà mẹ bầu thường gặp khi bị tiền sản giật như: Chân bị sưng phù, cảm thấy bị đau đầu dai dẳng, đột nhiên tăng cân từ 1-2kg / tuần, cảm thấy đau bụng dữ dội, nôn ói, cảm giác đau lưng không thể đứng thẳng, một số cảm giác như thấy lo lắng, sợ hãi, rối loạn thị giác, khó thở,… Nếu mẹ bầu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường này thì cần đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi nghi ngờ mình có thai hoặc đang có thai mẹ nên thực hiện kiểm tra và tầm soát tiền sản giật sớm. Thời gian tốt nhất để thực hiện là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Tầm soát tiền sản giật trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ giúp các bác sĩ theo dõi thai kỳ của mẹ, nhận diện nguy cơ bị tiền sản giật có thể xảy ra và từ đó kế hoạch giám sát thai kỳ sẽ được đưa ra sớm. Điều này có thể giảm bớt được nguy cơ gặp những hiện tượng nguy hiểm ở thai phụ.
Tìm hiểu thêm: Cách xử lý răng số 5 hàm trên bị sâu
Thời gian tốt nhất để thực hiện kiểm tra và tầm soát sớm tiền sản giật là trong 3 tháng đầu của thai kỳ
3. Các xét nghiệm mẹ cần làm để có thể chẩn đoán tiền sản giật
Tiền sản giật tuy vô cùng nguy hiểm nhưng thường không có biểu hiện quá rõ rệt trước khi có những chuyển biến nghiêm trọng hơn. Việc theo dõi huyết áp của mẹ bầu trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Chỉ số đo huyết áp có thể báo động nguy hiểm là 140/90 mmHg khi ấy mẹ bầu cần thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ, có thể kể đến như là:
3.1 Thực hiện xét nghiệm máu
Chức năng gan, thận sẽ được các bác sĩ thông qua kết quả kiểm tra và đánh giá. Không chỉ vậy, khi thực hiện kiểm tra máu bác sĩ cũng sẽ đồng thời xác định lượng tiểu cầu hiện có trong máu để nắm được tình trạng sức khỏe.
Hội chứng HELLP là biến chứng của tiền sản giật cũng có thể được phát hiện sớm thông qua việc xét nghiệm máu. HELLP là viết tắt của các từ Hemolytic anemia (thiếu máu tán huyết), Elevated Liver enzymes (tăng men gan) và Low Platelet count (giảm tiểu cầu) tên thường gọi của biến chứng này là thiếu máu tán huyết, nó sẽ phá hủy của các tế bào máu đỏ có trong máu, khi ấy kiểm tra men gan cao và số lượng tiểu cầu giảm xuống.
Biểu hiện của hội chứng HELLP bao gồm: buồn nôn và nôn, đau bụng trên bên phải và xuất hiện cảm giác đau đầu dữ dội. Nếu như khi kiểm tra có xuất hiện quá nhiều axit uric trong máu thì thường đó là dấu hiệu sớm nhất của biến chứng tiền sản giật.
3.2 Thực hiện xét nghiệm nước tiểu
Việc xét nghiệm nước tiểu là để bác sĩ có thể biết được protein so với creatinin trong nước tiểu người phụ nữ đang mang thai, lượng protein đào thải qua đường nước tiểu sẽ phản ánh những chỉ số quan trọng để thể hiện mức độ của tiền sản giật. Nếu như lượng đạm quá cao >300 mcg thì đó là dấu hiệu thận có thể đã bị tổn thương do tiền sản giật.
3.3 Siêu âm thai
Siêu âm thai là một phương pháp được nhiều bác sĩ chỉ định để nắm được tình trạng của thai nhi. Việc thực hiện siêu âm thai là vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe, cân nặng, sự phát triển trong bụng cũng như những dấu hiệu bất thường.
3.4 Đo sức khỏe của thai nhi
Kiểm tra nhịp tim sẽ phản ánh được sức khỏe của thai nhi trong quá trình vận động. Kết quả của đo sức khỏe thai nhi sẽ được kết hợp với dữ liệu từ siêu âm thai để tạo nên trắc đồ sinh lý học của trẻ về hoạt động hô hấp, cũng như chuyển động của thai nhi và lượng nước ối hiện đang có trong tử cung.
Ngoài ra tùy vào từng trường hợp thì các bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu làm thêm một số xét nghiệm sau:
– Điện giải đồ và dự trữ kiềm.
– Kiểm tra chức năng đông chảy máu toàn bộ.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm phụ khoa phát hiện được những bệnh nào?
Tiền sản giật tuy vô cùng nguy hiểm nhưng thường không có biểu hiện quá rõ rệt trước khi có những chuyển biến nghiêm trọng hơn
Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã giải đáp được câu hỏi xét nghiệm tiền sản giật khi nào rồi. Hãy luôn chăm sóc cũng như theo dõi kỹ càng thai kỳ của mình để mẹ tròn con vuông nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.