Hiện nay có rất nhiều phương pháp ngừa thai tuy nhiên đặt vòng tránh thai lại là cách được chị em tin tưởng sử dụng hơn cả. Nhưng cần lưu ý không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp này, chính vì vậy nhiều phụ nữ vẫn băn khoăn không biết liệu mình có nên đặt vòng tránh thai không?
Bạn đang đọc: Có nên đặt vòng tránh thai không và cần lưu ý gì khi thực hiện?
1. Tổng quan về vòng tránh thai
1.1 Vòng tránh thai là gì?
Trước tiên, cần phải hiểu được cách thức hoạt động của phương pháp này. Vòng tránh thai có cấu tạo là một dụng cụ có hình chữ T, kích thước khá nhỏ, được bác sĩ đưa vào lòng tử cung. Khi đã được đưa vào vị trí tử cung, vòng sẽ mở ra hình chữ T với tác dụng ngăn cho tinh trùng và trứng gặp nhau, dẫn tới việc thụ tinh không thể diễn ra.
Có nên đặt vòng tránh thai không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ
1.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai
Ưu điểm:
– Có tác dụng trong trong khoảng thời gian dài.
– Giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hoặc đau bụng kinh.
– Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý về vòi trứng.
– Mang đến cảm xúc quan hệ tình dục chân thật.
Nhược điểm
– Khi mới đặt vòng, chị em sẽ đau bụng, có cảm giác vướng víu và ra một ít máu.
– Trong một số trường hợp ghi nhận, vòng tránh thai có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
– Ở một số phụ nữ sẽ có khí hư.
– Có một số tác dụng phụ như gây chuột rút, đau lưng, nổi mụn trứng cá….
– Không ngăn ngừa được những bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục.
2. Vòng tránh thai có những loại nào?
Hiện tại trên thị trường có 2 loại vòng tránh thai là vòng tránh thai nột tiết và vòng tránh thai chứa đồng.
2.1 Vòng tránh thai chứa đồng
– Điểm nổi bật của loại vòng này đó là thời gian sử dụng tương đối dài, khoảng 10 năm.
– Vòng phát huy tác dụng ngay sau khi đặt nên không cần kiêng quan hệ trong khoảng 1 – 2 tuần.
– Tuy nhiên cần lưu ý nhược điểm của loại vòng này là có thể gây nên tình trạng đau bụng dữ dội hoặc rối loạn kinh nguyệt và không sử dụng được cho đối tượng bị dị ứng đồng.
Người bị dị ứng đồng không thể sử dụng loại vòng tránh thai này
2.2 Vòng tránh thai nội tiết
– Vòng này được tạo nên từ nhựa dẻo thấm Sulfate Barium, tạo ra được hình ảnh cản quang, giúp bác sĩ có thể nhìn rõ vòng khi siêu âm hoặc chụp X-quang.
– Khác với vòng chứa đồng, vòng tránh thai nội tiết chỉ có tác dụng khoảng 3 – 5 năm tuy nhiên lại có điểm nổi bật là giúp điều hoà kinh nguyệt, loại bỏ khả năng đau bụng kinh hàng tháng.
– Phương pháp này có một số tác dụng phụ như khiến phụ nữ nổi nhiều mụn, tăng cân nhanh,…một số trường hợp hiếm gặp bị vô kinh, mất kinh.
3. Chị em nào không nên đặt vòng tránh thai?
Để biết có nên đặt vòng tránh thai, bạn cần xem bản thân có thuộc nhóm đối tượng được bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp này hay không:
– Phụ nữ có dấu hiệu mang thai hoặc đang có thai.
– Đã từng mắc bệnh lý viêm vòi trứng và tái phát nhiều lần.
– Phụ nữ vừa mới sinh con.
– Bác sĩ có nghi ngờ bị ung thư phụ khoa, u xơ tử cung hoặc xuất hiện polyp cần cắt bỏ.
– Bộ phận sinh dục ra máu không biết nguyên nhân.
– Bộ phận sinh dục mắc bệnh lý viêm cấp tính và mãn tính.
– Có khối u ở bộ phận sinh dục.
– Mắc một số bệnh lý nghiêm trọng như suy kiệt, thiếu máu…
Tìm hiểu thêm: Máu báo thai ra nhiều như máu kinh có làm sao không?
Vòng tránh thai chống chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai
4. Thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai
Thời điểm đặt vòng vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo an toàn sức khoẻ cũng như phát huy được tối đa tác dụng của của vòng tránh thai. Sau đây là những thời điểm phù hợp chị em nên lưu ý thực hiện:
– Phụ nữ sạch kinh ngày đầu tiên, chú ý không được quan hệ tình dục vào thời điểm này.
– Phụ nữ sạch kinh sau khi sinh em bé được 6 tuần, chưa quan hệ tình dục trở lại.
– Phụ nữ phá thai, sảy thai phải đợi sang chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo mới có thể đặt vòng.
– Phụ nữ sinh mổ sẽ chỉ thực hiện phương pháp này khi các phương pháp khác không có tác dụng, đặc biệt họ phải chờ ít nhất 6 tháng sau sinh để các tổn thương sớm lành lặn và hồi phục.
5. Quy trình đặt vòng tránh thai
5.1 Bước 1: Trước khi đặt vòng
Trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra xem chị em có mắc bệnh phụ khoa nào không để chữa trị dứt điểm trước khi đặt vòng. Bên cạnh đó, chị em cũng được bác sĩ tư vấn rõ ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.
5.2 Bước 2: Tiến hành đặt vòng
– Bác sĩ sẽ dùng 2 ngón tay chèn vào âm đạo còn tay còn lại đặt trên bụng của chị em để kiểm tra các cơ quan ở vùng chậu.
– Dùng dụng cụ mỏ vịt để tiến hành mở âm đạo và vệ sinh âm đạo để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
– Đưa vòng tránh thai vào trong, khi đã vào đến trong lòng tử cung, vòng sẽ mở ra thành hình chữ T.
– Thủ thuật đặt vòng tránh thai sẽ chỉ diễn ra vài phút. Ban đầu, chị em sẽ cảm thấy có chút khó chịu nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất và sau một khoảng thời gian kiêng cữ sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bị tiểu buốt sau khi quan hệ ở nữ giới
Khi được đưa vào trong tử cung, vòng tránh thai sẽ mở thành hình chữ T để ngăn trứng và tinh trùng gặp nhau
5.3 Bước 3: Chăm sóc sau đặt vòng tránh thai
– Ngay sau khi đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi tại chỗ 10-15 phút để bác sĩ theo dõi cơ thể có phản ứng bất thường nào không
– Sau khi trở về nhà, cần chú ý theo dõi tình hình sức khoẻ và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Khi thấy âm đạo xuất huyết, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kiểm tra lại.
– Chị em cũng có thể kiểm tra vòng tránh thai bằng cách: Sau khi sát khuẩn tay sạch sẽ, đặt ngón tay vào âm đạo đế khi cảm thấy đã động đến phần cổ tử cung. Nếu sờ được sợi dây của vòng chứng tỏ vòng vẫn đang được đặt đúng vị trí. Ngược lại không thấy sợi dây thì vòng có thể bị lệch hoặc tụt vào trong.
Có thể thấy rằng để trả lời câu hỏi “Có nên đặt vòng tránh thai hay không?” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng sử dụng, thời điểm đặt vòng hay nhu cầu của chị em phụ nữ…Chính vì vậy, với những thông tin hữu ích chúng tôi cung cấp, mong rằng chị em sẽ lựa chọn được phương pháp ngừa thai an toàn phù hợp với bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.