Bại liệt là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Do vậy, việc tiêm phòng vacxin bại liệt là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần chú ý khi tiêm vacxin này để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bạn đang đọc: 4 Điều cần chú ý khi tiêm vacxin phòng bại liệt cho trẻ
1. Một số thông tin cần biết về bệnh bại liệt
1.1. Bệnh bại liệt là gì?
Bại liệt là một bệnh lý nhiễm virus cấp tính theo đường tiêu hóa do virus Polio gây ra. Khi loại virus này xâm nhập vào cơ thể sẽ đi tới hạch bạch huyết hoặc xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương khiến cho tế bào thần kinh vận động ở vỏ não bị tổn thương.
Bệnh lây truyền thông qua đường tiêu hóa. Virus có trong phân thải ra môi trường, đi vào thực phẩm, nguồn nước phát triển trong đường tiêu hóa của cơ thể, sau đó đào thải ra ngoài môi trường rồi lại tiếp tục gây bệnh.
Bệnh bại liệt rất dễ lây nhiễm, đa số trẻ em sống chung nhà hoặc tiếp xúc với người chứa mầm bệnh đều có nguy cơ nhiễm virus cao. Thời kỳ ủ bệnh dao động từ 3 – 35 ngày, đối với các trường hợp có dấu hiệu liệt thực thể thường kéo dài 7 – 14 ngày.
Bệnh bại liệt là một bệnh lý nhiễm virus cấp tính theo đường tiêu hóa do virus Polio gây ra
1.2. Đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh bại liệt
Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bại liệt ở người bao gồm:
– Người đi đến vùng có virus bại liệt hoặc đang có dịch ở đó.
– Người sử dụng nguồn nước ô nhiễm và các loại thực phẩm bẩn.
– Người bị suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, stress hoặc hoạt động nặng trong thời gian dài.
– Người chưa tiêm vacxin bại liệt, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ…
1.3. Triệu chứng của bệnh bại liệt
Các triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện sau khi lây nhiễm bệnh từ 7 – 10 ngày. Triệu chứng của bệnh bại liệt sẽ phụ thuộc vào thể bệnh. Dựa vào dấu hiệu lâm sàng mà bệnh lý này được chia thành các thể như sau:
– Thể liệt mềm cấp điển hình: Có một số dấu hiệu điển hình như sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ và dần mất vận động dẫn tới liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn tới suy hô hấp và ảnh hưởng tới tính mạng. Liệt ở chi không hồi phục làm người bệnh vận động khó khăn hoặc mất vận động.
– Thể viêm màng não vô khuẩn như sốt, nhức đầu, cứng gáy, đau cơ
– Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn, táo bón và có thể phục hồi trong một vài ngày.
2. Những điều cần chú ý khi tiêm vacxin bại liệt
2.1. Nắm rõ lợi ích của việc tiêm phòng bại liệt
Vacxin bại liệt có chứa một lượng nhỏ virus bại liệt được bất hoạt, sau khi đưa vào cơ thể kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể có tác dụng chống lại virus.
Tiêm phòng bại liệt là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh và những biến chứng có thể gặp phải. Đồng thời, hoạt động này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh diện rộng.
Tìm hiểu thêm: Vacxin BCG: Công dụng, phác đồ và lưu ý tiêm
Tiêm phòng bại liệt là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh
2.2. Chú ý khi tiêm vacxin bại liệt – Đối tượng không được tiêm vắc xin bại liệt
Mặc dù vacxin bại liệt là loại vacxin phòng bệnh an toàn và hiệu quả với đa số các trường hợp. Tuy nhiên với một số đối tượng được khuyến cáo không nên tiêm phòng bao gồm:
– Có phản ứng dị ứng nặng trước đây với bất kỳ thành phần nào của vacxin bại liệt.
– Trẻ đang sốt cao và mắc bệnh nặng.
– Trẻ nhỏ và người lớn bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc do bệnh lý.
– Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm vacxin.
2.3. Chú ý khi tiêm vacxin bại liệt – Các trường hợp cần hoãn tiêm
Đối với một số trường hợp vì những lý do liên quan tới sức khỏe của người được tiêm phòng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu hoãn lịch tiêm chủng gồm:
– Trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ C/thân nhiệt giảm dưới 35.5 độ C/mắc bệnh lý tạm thời.
– Đã tiêm phòng loại vacxin khác trong thời gian gần đây nên hoãn tiêm phòng loại vacxin này để tránh gây các phản ứng và tăng hiệu quả của vacxin.
– Tạm thời không tiêm với những trẻ có sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng.
– Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến dị tật bẩm sinh kèm tăng áp lực động mạch phổi cần hoãn tiêm đến khi kiểm soát được bệnh.
– Trẻ bị suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan ở giai đoạn cấp tính… có thể trì hoãn tới khi sức khỏe ổn định để sử dụng vacxin.
2.4. Một số lưu ý sau khi tiêm vacxin bại liệt cho trẻ
Những điều cha mẹ cần chú ý khi tiêm vacxin bại liệt để theo dõi sức khỏe của trẻ:
– Nên cho trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút sau tiêm để nhân viên y tế theo dõi sức khỏe và xử lý kịp thời những phản ứng bất thường có thể xảy ra.
– Theo dõi cẩn thận sức khỏe trẻ tại nhà ít nhất 24 – 48 giờ như trạng thái tinh thần, tình trạng ăn ngủ, hệ tiêu hóa, nhiệt độ cơ thể và các biểu hiện trên da… của trẻ có biểu hiện bất thường nào không.
– Quan sát sức khỏe của trẻ thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm, chú ý khi tiêm vacxin xong không chạm, đè hay đắp bất kỳ vật gì lên vị trí tiêm.
Vacxin bại liệt là loại vacxin an toàn, tuy nhiên sau khi tiêm có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn như:
– Phản ứng thường: Đau, xuất hiện quần đỏ, sưng tại vị trí tiêm và sốt nhẹ. Các phản ứng này sẽ giảm và hết sau 1 – 3 ngày.
– Phản ứng hiếm gặp: Sốt cao trên 30 độ C và sốt kéo dài hơn 24 giờ. Sưng và phù nề tại nơi tiêm, dị ứng, nổi mề đay, phù mặt, sốc phản vệ với một thành phần nào của vacxin. Hoặc có biểu hiện khó thở, thở nhanh, có tình trạng rút lõm hõm ức, lồng ngực, cơ thể tím tái.
>>>>>Xem thêm: Xử trí khi tiêm vacxin về bị nổi mẩn đỏ
Vacxin bại liệt khá an toàn nhưng vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn
Khi cơ thể trẻ xuất hiện dấu hiệu hiếm gặp cha mẹ cần cho trẻ tới cơ sở y tế ngay để xử lý các phản ứng này kịp thời. Bài viết trên là những điều cha mẹ cần lưu tâm khi tiêm vacxin bại liệt để an toàn và đạt hiệu quả bảo vệ sức đề kháng của trẻ. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận giải đáp và tư vấn sớm nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.