Tiêm vắc xin cho bé 5 tuổi đã và đang là chủ đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi lẽ, hơn bao giờ hết, đây là lúc mà vắc xin trở thành giải pháp tối ưu để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus vào cơ thể trẻ. Tuy nhiên, không ít người vẫn có thắc mắc xoay quanh vấn đề bé 5 tuổi cần tiêm gì. Hãy cùng TCI tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: 7 Mũi tiêm cần thiết dành cho bé 5 tuổi
1. Tại sao phụ huynh nên đưa bé 5 tuổi đi tiêm phòng?
Việc tiêm vắc xin nhằm kích thích cơ chế miễn dịch của trẻ để tạo nên các kháng thể. Những kháng thể này sẽ tồn tại ở trong máu một thời gian tương đối dài và chống lại tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Nhờ đó, tiêm phòng giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống lại các bệnh nguy hiểm hoặc bệnh truyền nhiễm. Chi phí tiêm chủng cũng thường thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị khi đã mắc bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy dành thời gian để đửa trẻ 5 tuổi đi tiêm phòng theo đúng lịch và đầy đủ các mũi.
Tiêm vắc xin nhằm kích thích cơ chế miễn dịch của trẻ để tạo nên các kháng thể
2. Giải đáp: Bé 5 tuổi cần tiêm gì?
2.1. Vắc xin ngừa các bệnh lý bạch hầu, ho gà, uốn ván
Đây là loại vắc xin có tác dụng giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ, giảm nguy cơ chuyển biến nặng nếu chẳng may mắc bệnh.
Mũi tiêm đầu tiên cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 48 tháng tuổi. Sau đó được sẽ được tiêm nhắc lại vào các thời điểm trẻ 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15 – 18 tháng tuổi và 4 – 6 tuổi.
2.2. Vắc xin phòng bệnh viêm gan A
Bệnh viêm gan A do virus viêm gan A gây nên có thể lây qua đường tiêu hoá. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị lây nhiễm và chịu tấn công của loại virus này. Thông thường, lịch tiêm chủng bệnh viêm gan A mũi đầu tiên khi trẻ trên 12 tháng và mũi nhắc lại cách mũi đầu tiên từ 6 tới 18 tháng.
Nếu trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng viêm gan A hoặc được tiêm muộn thì khoảng 5 tuổi sẽ là thời gian để trẻ bắt đầu tiêm hoặc tiêm mũi nhắc lại.
2.3. Vắc xin phòng ngừa bệnh lý viêm não mô cầu
Não mô cầu là loại vi khuẩn có thể gây nên bệnh lý tại đường hô hấp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… vô cùng nguy hiểm. Nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong sẽ rất cao nếu bị nhiễm bệnh.
Có nhiều chủng não mô cầu có thể gây nên bệnh cho người, tuy nhiên ở nước ta thường có các chủng hay gây bệnh cho người bao gồm type A, B, C, Y và W – 135. Vì vậy, trẻ cần được tiêm đủ vắc xin ngừa viêm não mô cầu BC và vắc xin Menactra phòng ngừa chủng A, C, Y, W – 135.
Đối với trẻ 5 tuổi chưa được tiêm phòng viêm não mô cầu thì đây là một trong các mũi tiêm phòng cho bé 5 tuổi:
– Tiêm vắc xin viêm não mô cầu BC (VA – Mengoc – BC): Cần tiêm đủ 2 mũi mỗi mũi tiêm cách nhau ít nhất 2 tháng.
– Vắc xin phòng ngừa chủng A, C, Y và W – 135 (Menactra): Khuyến cáo đối với trẻ từ trên 2 tuổi tới người lớn 55 tuổi tiêm 1 mũi duy nhất.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin phòng viêm gan ab tiêm khi nào, độ tuổi và lịch tiêm cụ thể
Trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não mô cầu
2.4. Vắc xin phòng ngừa bệnh lý viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Bệnh lây truyền qua vật thể trung gian là muỗi. Loại virus này có khả năng khiến hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, từ đó dẫn tới tình trạng tổn thương não một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ, thậm chí tử vong. Đây là bệnh lý có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt nhóm nguy cơ cao là trẻ từ 2 – 6 tuổi.
Đối với trẻ 5 tuổi cũng được khuyến cáo tiêm vắc xin hoặc tiêm nhắc lại để củng cố hệ miễn dịch. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại vắc xin phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, bao gồm:
– Vắc xin JEVAX: Lịch tiêm mũi đầu cho trẻ từ trên 1 tuổi, mũi 2 sau 1 tới 2 tuần, mũi 3 sau mũi thứ hai là 1 năm. Sau đó, cứ khoảng 3 năm nên tiêm nhắc lại 1 lần.
– Vắc xin IMOJEV: Mũi đầu tiên được tiên lúc trẻ trên 1 tuổi. Có thể bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào và mũi 2 cách mũi đầu 1 năm. Như vậy, nếu trẻ 5 tuổi chưa được tiêm vắc xin này thì có thể bắt đầu tiêm mũi 1 khi 5 tuổi và nhắc lại lúc 6 tuổi.
2.5. Vắc xin phòng ngừa các bệnh lý sởi, quai bị, rubella
Vắc xin này giúp trẻ phòng bệnh sởi, quai bị và rubella. Virus sởi khi bị mắc ở trẻ có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng cho phổi, não… Bệnh quai bị có nguy cơ làm ảnh hưởng tới khả năng nghe và nguy cơ tổn thương tinh hoàn cho bé trai. Còn rubella là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị sốt phát ban ở trẻ, thường nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai.
Theo lịch tiêm chủng, trẻ cần tiêm mũi đầu vào lúc 12 tới 15 tháng và tiêm nhắc lại khi được 4 đến 6 tuổi.
2.6. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu
Vắc xin phòng thủy đậu là một trong số các mũi tiêm phòng cho bé 5 tuổi. Căn bệnh thủy đậu có thể lây qua đường hô hấp. Đối với người lớn, thủy đậu khá lành tính, nhưng với trẻ nhỏ thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tổn thương thần kinh trung ương, viêm cầu thận cấp…
Để phòng bệnh thì bạn cần tiến hành tiêm phòng vắc xin liều đầu khi trẻ được 1 tuổi và nhắc lại khi trẻ được 4 tới 6 tuổi.
2.7. Vắc xin phòng thương hàn
Thương hàn là tình trạng cơ thể nhiễm khuẩn gây nên bởi trực khuẩn Salmonella typhi. Vi khuẩn này có thể lây qua đường tiêu hoá, gây tình trạng sốt, nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân…
Vắc xin phòng thương hàn được chỉ định nhằm dự phòng bệnh sốt thương hàn cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi. Lịch tiêm chủng được các chuyên gia khuyến cáo là mũi 1 khi trẻ được 2 tuổi trở lên và tiêm nhắc lại sau mỗi 3 năm.
>>>>>Xem thêm: Địa chỉ tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung uy tín
Phụ huynh hãy quan tâm tới việc đưa trẻ đi tiêm vắc xin
Tóm lại, tiêm vắc xin là biện pháp giúp phòng bệnh một cách chủ động. Từ đó, trẻ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, giảm biến chứng nặng do bệnh. Đối với trẻ 5 tuổi thường không cần tiêm quá nhiều loại vắc xin, nếu trong giai đoạn trước đó trẻ đã được tiêm đầy đủ. Đa số các mũi tiêm khi trẻ 5 tuổi là mũi tiêm nhắc lại nhằm củng cố hệ miễn dịch của trẻ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bé 5 tuổi cần tiêm gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.