Tiền sản giật tuần 37 là mối lo của nhiều mẹ bầu và đây cũng chính là thời điểm mẹ bầu dễ xảy ra hiện tượng tiền sản giật nhất trong thai kỳ. Tiền sản giật chiếm tỷ lệ từ 2 – 8% các ca mang thai, vô cùng nguy hiểm với cả mẹ và bé. Tùy từng trường hợp thì sẽ có diễn biến khác nhau.
Bạn đang đọc: Tiền sản giật tuần 37 là gì? – Những điều mẹ cần biết
1. Tiền sản giật tuần 37 là gì?
Tiền sản giật là một trong biến chứng sản khoa nguy hiểm nhất, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nhiễm độc thai nghén. Thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ và xảy ra nhiều nhất ở tuần thứ 37. Tuần này được coi là tuần cao điểm, cần đặc biệt chú ý nếu như mẹ bầu bị xác định có thể gặp tiền sản giật.
Tiền sản giật thường xảy ra với những mẹ bị mắc hoặc có tiền sử những bệnh như: tiểu đường, bệnh basedow, bệnh liên quan đến thận,… Tiền sản giật còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến những bộ phận khác như là: gan, thận khiến mẹ chảy máu nhiều, không cầm được trong giai đoạn chuyển dạ hoặc khi lên cơn co giật. Khi mẹ gặp phải hiện tượng tiền sản giật thì có thể gây ra hiện tượng suy thai, dẫn tới tử vong, thai chết lưu,…
Tiền sản giật tuần 37 là mối lo của nhiều mẹ bầu và đây cũng chính là thời điểm mẹ bầu dễ xảy ra hiện tượng tiền sản giật nhất trong thai kỳ
2. Nguyên nhân và đối tượng dễ bị tiền sản giật ở tuần 37
2.1 Nguyên nhân của tiền sản giật là gì?
Nguyên nhân của tiền sản giật là gì vẫn đang là một ẩn số với nhiều nhà nghiên cứu Y khoa. Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến tiền sản giật mà không thể xác định được cụ thể là từ đâu.
2.2 Những đối tượng dễ bị tiền sản giật
Tuy không thể xác định được rõ nguyên nhân nhưng những đối tượng sau đây thường dễ bị tiền sản giật nhất:
– Trong gia đình có người có tiền sử bị tiền sản giật.
– Mẹ mang thai lần đầu bị tiền sản giật thì lần thứ hai cũng có khả năng cao bị tiền sản giật.
– Chị em phụ nữ mang thai đầu lòng hoặc mang đa thai
– Mang thai khi đã lớn tuổi, đặc biệt là những chị em ngoài 35, 40 tuổi.
– Khoảng cách khi mang thai của mẹ quá ngắn hoặc quá dài cũng có thể đẩy cao nguy cơ bị tiền sản giật.
– Mẹ bị mắc hoặc có tiền sử những bệnh như là thận, bệnh lupus, bị huyết áp cao,…Đây là đối tượng nguy cơ cao, vậy nên cần đặc biệt theo dõi thai kỳ.
– Mẹ thừa cân, béo phì cũng rất dễ bị tiền sản giật.
3. Tiền sản giật không có biểu hiện rõ ràng
Việc thăm khám để phát hiện những vấn đề trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Tiền sản giật không có biểu hiện rõ ràng hay nhanh chóng nên đôi khi mẹ không thể nhận ra những thay đổi của mình. Chỉ khi đi thăm khám và quan sát rất kỹ mẹ mới có thể phát hiện ra.
Một số biểu hiện sau đây có thể giúp mẹ phát hiện sớm tình trạng tiền sản giật:
– Bị phù nề ở các vị trí như là: mặt, tay, mắt,… Phù là một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên nếu như xuất hiện ở những vị trí mắt, mặt, tay,…thì cần chú ý.
– Tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn.
Trong một trường hợp nghiêm trọng hơn thì sản phụ có thể bị:
– Thường xuyên nhức đầu, làm gì cũng không hết.
– Bị đau bụng trên ở phía bên phải, khu vực dưới xương sườn, đau vai phải.
– Bị cảm giác buồn nôn, ói nhiều.
– Thị lực bị ảnh hưởng: mù tạm thời, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn thấy những tia hoặc đốm sáng, nhìn mờ.
Tìm hiểu thêm: Viêm tái tạo cổ tử cung có ảnh hưởng tới mang thai không?
Tiền sản giật không có biểu hiện rõ ràng mà cần phải được kiểm tra để tầm soát sớm
4. Biện pháp phòng tránh tiền sản giật
Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc để điều trị tiền sản giật. Chính vì vậy ngay những ngày đầu tiên của thai kỳ, mẹ cần được chăm sóc khoa học và phát hiện sớm những biểu hiện bất thường để được bác sĩ chỉ định điều trị.
– Chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các vitamin và dưỡng chất thiết yếu như DHA, EPA. Những chất này đều có nhiều trong các loại thực phẩm như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, lòng đỏ trứng gà. Một số các loại hạt như:hạt điều, óc chó, đậu phộng,… Các loại rau xanh như súp lơ xanh, bí ngô, rau cải xanh,… là những thực phẩm không thể thiếu.
– Trong thời gian này mẹ không nên ăn đồ mặn mà nên ăn những món ăn nhạt.
– Rèn luyện cơ thể bằng cách lựa chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe cũng như tình trạng của mình.
– Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Trong thời gian mang thai mẹ nên được nghỉ ngơi hợp lý, không lao động nặng.
– Thăm khám theo đúng lịch, định kỳ, không bỏ qua những mốc khám quan trọng để nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình. Có nhiều trường hợp mẹ chỉ có thể phát hiện khi thực hiện đầy đủ siêu âm, thăm khám định kỳ. Phát hiện càng sớm thì tình trạng càng dễ kiểm soát và bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp chẩn đoán trước sinh quan trọng mẹ cần biết
Thăm khám thai định kỳ và ngay khi có dấu hiệu bất thường để có thể phát hiện sớm vấn đề bạn nhé
Hy vọng với bài viết trên các bạn đã hiểu hơn về tiền sản giật tuần 37 rồi. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để bổ sung vào cẩm nang thông tin mang thai của mình thêm phong phú bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.