Tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung là biện pháp chủ động bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản của các chị em phụ nữ. Các chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo, độ tuổi tốt nhất để tiêm vắc xin HPV là từ 9 đến 26 tuổi đối với cả nam và nữ.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung
1. Những nguy hiểm sức khỏe bạn phải đối mặt nếu bị ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh phổ biến hiện nay, rất nguy hiểm và tiến triển âm thầm trong cơ thể. Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh có thể kể đến như:
– Vô sinh: Đây là biến chứng đầu tiên có thể kể đến khi bạn bị ung thư cổ tử cung. Khối u có thể xâm lấn làm cản trở con đường của tinh trùng và trứng gặp nhau. Trong một số trường hợp, để điều trị triệt để bệnh, đảm bảo tính mạng người bệnh, buộc phải cắt bỏ toàn bộ tử cung và buồng trứng, điều này đồng nghĩa với việc phụ nữ mất đi khả năng mang thai. Ngoài ra, việc loại bỏ buồng trứng có thể dẫn đến việc mãn kinh diễn ra sớm.
Bệnh ung thư cổ tử cung có thể gây ra những hậu quả khôn lường, trong đó có vô sinh
– Ảnh hưởng tâm sinh lý: Bệnh gây rối loạn cảm xúc và trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể trải qua tình trạng trầm cảm và hủy hoại hạnh phúc gia đình.
– Chảy máu bất thường: Nếu khối u phát triển và xâm lấn ra khu vực âm đạo, chèn lên bàng quang thì có thể gây ra chảy máu. 1 số người bệnh có hiện tượng tiểu ra máu.
– Suy thận: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khối u có thể gây tắc dòng nước tiểu ra khỏi thận bằng cách xâm nhập vào niệu quản. Khi nước tiểu bị giữ lại trong thận trong thời gian dài, có nguy cơ làm sưng thận, gây tổn thương và suy giảm chức năng của thận.
2. Có mấy loại vắc xin tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung?
2.1. Vắc xin HPV Gadasil
Tiêm phòng chống ung thư bằng vắc xin Gardasil (Mỹ) có khả năng ngăn chặn các bệnh ung thư tại các vị trí: cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và các bệnh lý do virus HPV gây ra.
Tìm hiểu thêm: Số mũi vắc xin 5 trong 1 trẻ cần tiêm để có sự bảo vệ toàn diện
Tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh do virus HPV gây ra
Gardasil đã được nghiên cứu và rất hiệu quả đối với các bệnh ung thư do virus HPV gây ra. Bằng cách tiêm vắc xin Gardasil, cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch chống lại virus HPV, giúp ngăn chặn sự lây lan của virus và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nó.
Vắc xin Gardasil thường được tiêm cho trẻ em và phụ nữ ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi, vì đây là thời điểm nguy cơ nhiễm virus HPV cao nhất và hiệu quả của vắc xin cũng được chứng minh trong nhóm này. Qua tiêm phòng, người được tiêm sẽ có cơ hội phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến virus HPV, bảo vệ khả năng sinh sản của bản thân.
2.2. Vắc xin Gadasil 9
Vắc xin Gardasil 9 là một loại vắc xin thế hệ mới được coi là “vắc xin bình đẳng giới”, vì nó mở rộng đối tượng và phạm vi phòng bệnh rộng hơn cho cả nam và nữ giới. Vắc xin này bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV phổ biến gây ra nhiều loại bệnh ung ở phụ nữ như vắc xin Gadasil đã đề cập bên trên. Ngoài ra khi tiêm vắc xin Gadasil 9, bạn còn tự phòng trừ các bệnh: ung thư hậu môn, ung thư hầu họng.
Với hiệu quả bảo vệ lên đến trên 94%, vắc xin Gardasil 9 đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến virus HPV.
Vắc xin Gardasil 9 đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc các loại ung thư liên quan đến virus HPV. Đặc biệt, vắc xin Gardasil 9 có khả năng bảo vệ khỏi nhiều tuýp virus HPV hơn so với các phiên bản trước đây, mang lại mức độ bảo vệ cao và rộng hơn cho người được tiêm.
Việc tiêm phòng vắc xin cần sự hướng dẫn, giám sát từ các chuyên gia tiêm chủng. Vì thế nếu bạn có nhu cầu tiêm phòng ung thư cổ tử cung, nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết.
3. Lịch tiêm phòng vắc xin HPV
Tại Phòng tiêm chủng thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, lịch tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung Gadasil được chia thành 3 mũi tất cả, với thời gian khá dễ nhớ: 0 – 2 – 6 tháng (sau mũi 1).
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Tiêm vắc-xin nên tiêm sáng hay chiều
Lịch tiêm phòng vắc xin HPV tùy thuộc vào nhóm đối tượng tiêm và loại vắc xin sử dụng
Bên cạnh đó, nếu bạn lựa chọn tiêm vắc xin Gadasil 9 thì lịch tiêm sẽ như sau:
Đối với trẻ từ 9 tuổi trở lên đến 14 tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ tiêm 2 hoặc 3 mũi (tùy tình huống thực tế), lịch tiêm cụ thể:
+ Tiêm phác đồ 2 mũi thông thường: Trẻ tiêm mũi 1 và mũi 2 cách nhau từ 6 – 12 tháng.
+ Tiêm phác đồ 3 mũi: Nếu mũi 2 tiêm sau mũi 1 thời gian dưới 5 tháng thì việc tiêm thêm mũi 3 là cần thiết. Mũi 3 cần tiêm sau mũi 2 ít nhất 3 tháng sao cho đảm bảo 3 mũi vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung đều được tiêm trong thời gian 1 năm.
Đối với trẻ 15 tuổi trở lên đến 26 tuổi: Tiêm 3 mũi theo lịch 0 – 2 – 6 tháng (sau mũi 1).
Lưu ý: Lịch tiêm chủng vắc xin Gadasil 9 áp dụng cho cả nam và nữ từ 9 tuổi đến 26 tuổi.
5. Cần làm gì sau khi tiêm vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung?
Có thể nói, mũi tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tuy đã tiêm phòng nhưng bạn vẫn cần tự bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình bằng những biện pháp sau:
– Giữ gìn vệ sinh vùng kín: Để tránh tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc và viêm nhiễm, chị em nên giữ vùng kín sạch sẽ. Thay băng vệ sinh thường xuyên và tuân thủ vệ sinh cá nhân trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Hạn chế hoạt động tình dục để tránh vi khuẩn xâm nhập.
– Chăm sóc tinh thần: Đời sống tinh thần là yếu tố quan trọng, chị em cần giữ cho mình trạng thái vui vẻ và giảm thiểu căng thẳng. Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể.
– Thăm khám định kỳ: Đối với chị em đã có gia đình từ 21 tuổi trở lên hoặc đã có hoạt động tình dục, việc thăm khám định kỳ hàng năm là cần thiết. Xét nghiệm tế bào học và xét nghiệm HPV giúp phát hiện sớm các bệnh lý về phụ khoa và ung thư cổ tử cung.
Bằng cách tuân thủ các biện pháp bảo vệ trên, chị em có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và ung thư cổ tử cung, đồng thời duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp này cần được thảo luận và hướng dẫn bởi các chuyên gia y tế để đảm bảo phù hợp với từng trường hợp và tình trạng sức khỏe cá nhân.
Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin cá nhân để chúng tôi hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.