Những lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Những lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi luôn nhận được sự quan tâm của các bậc bố mẹ. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu các thông tin quan trọng liên quan đến các mũi vacxin cần tiêm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Bạn đang đọc: Những lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

1. Vì sao tiêm phòng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là cực kỳ quan trọng?

Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ dưới 6 tháng tuổi có hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh nặng. Vắc xin giúp kích thích hệ thống miễn dịch phát triển, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm: Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm các loại bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, bạch hầu… Tiêm vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi những tác động của vi khuẩn và virus.

Những lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Tiêm chủng đầy đủ giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng

Giảm mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng có thể gây tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề cho trẻ nhỏ, tiêm phòng giúp giảm nguy cơ các biến chứng xảy ra.

Việc tiêm phòng cho trẻ nhỏ không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn đóng góp vào việc ngăn chặn sự lây lan của các dịch bệnh trong cộng đồng.

Nhờ chủng ngừa đầy đủ, trẻ có cơ hội phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm mà không cần phải tốn kém cho việc điều trị nếu trẻ bị nhiễm bệnh. Một mũi vacxin có chi phí thấp hoặc hoàn toàn miễn phí có thể giúp ngăn ngừa nhiều nguy cơ mắc bệnh, tiết kiệm thời gian và tài chính cho gia đình.

2. Các mũi vacxin cho trẻ dưới 6 tháng

Trong quá trình phát triển, ở mỗi giai đoạn sẽ cần các mũi tiêm phòng khác nhau. Ngoài 2 mũi vacxin phòng viêm gan B và Lao cho trẻ sơ sinh, trẻ cần tiêm các mũi vacxin dưới đây.

– Giai đoạn trẻ 2 tháng tuổi

Vacxin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1: vacxin này bao gồm các thành phần tiêm phòng cho 6 bệnh nguy hiểm, bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi và viêm màng não mủ. Các vacxin phù hợp có thể lựa chọn là Infanrix hexa (Bỉ), Hexaxim (Pháp) hoặc Pentaxim (Pháp, không có thành phần kháng nguyên viêm gan B). Thực hiện mũi tiêm 1 lần.

Vacxin Rotarix hoặc Rotateq: Nhằm phòng tránh viêm đường tiêu hóa do Rotavirus gây ra, các vacxin này cung cấp sự bảo vệ hiệu quả.

Vacxin phế cầu Synflorix hoặc Prevenar 13: Loại vacxin này giúp ngăn ngừa các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi và viêm màng não do phế cầu. Tiêm mũi 1.

– Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi: Khi bé 3 tháng tuổi, trẻ cần tiêm mũi thứ hai của vacxin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 ( bổ sung một mũi tiêm viêm gan B nếu trẻ tiêm vacxin 5 trong 1). Đồng thời, cho trẻ uống vacxin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus lần 2.

Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin viêm gan AB hết bao nhiêu tiền và số mũi tiêm

Những lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Ở nước ta hiện này có các loại vacxin Rota gồm: Rotarix (2 liều), Rotateq (3 liều) và Rotarin-M1 (2 liều).

– Tiêm phòng cho trẻ em lúc 04 tháng tuổi:

Vacxin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 tiêm mũi 3 (nếu sử dụng loại 5 trong 1, cần chích thêm mũi viêm gan B).

Tiêm vacxin Synflorix hoặc Prevenar 13 để ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa, viêm phổi và viêm màng não do phế cầu (mũi 2).

– Trong lịch tiêm chủng 6 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm vacxin Vaxigrip hoặc Influvax để phòng bệnh cúm mùa. Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và nhắc lại hằng năm để phòng các biến chứng viêm phổi nặng do cúm gây ra

Cuối cùng, cần tiếp tục tiêm vacxin phế cầu Synflorix hoặc Prevenar 13 trong mũi 3 để bảo vệ trẻ khỏi viêm tai giữa, viêm phổi và viêm màng não do phế cầu.

3. Cách chăm sóc trẻ sau tiêm đúng cách và hiệu quả

3.1 Cách xử lý giúp giảm các phản ứng sau tiêm

Sau khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, trẻ có thể gặp phải một vài phản ứng phụ như: mẩn ngứa, đau, sưng, và đỏ tại vị trí tiêm, sốt dưới 39 độ C, khó chịu, mệt mỏi và chán ăn. Để đảm bảo sự thoải mái và sức kháng của bé, việc chăm sóc sau tiêm chủng rất quan trọng.

–  Để giúp bé dễ dàng làm mát cơ thể và giảm triệu chứng sưng, hãy chọn quần áo mỏng, thoáng mát để bé cảm thấy thoải mái hơn.

– Đảm bảo bé có bữa ăn đủ và cung cấp nước bổ sung nếu cần thiết. Đặc biệt, nếu bé đang bú mẹ, nên cho bé bú nhiều hơn để đảm bảo bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và thức ăn.

– Nếu bé có sốt từ 38.5 độ C trở lên, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt chứa Paracetamol, theo liều lượng phù hợp dựa trên độ tuổi và cân nặng của bé giúp giảm triệu chứng sốt và tạo cảm giác thoải mái cho bé.

– Tránh sử dụng tay để tiếp xúc trực tiếp với vị trí tiêm của bé. Không nên thoa hoặc bôi bất cứ sản phẩm nào lên vết tiêm, trừ khi có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.

– Hãy tránh tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc thuốc hạ sốt khác, vì chúng có thể làm tăng liều lượng Paracetamol trong cơ thể bé và gây nguy cơ cho sức khỏe của bé.

3.2 Những lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Khi đến lịch tiêm phòng cho con, ba mẹ cần tuân thủ một số quy tắc quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình tiêm vacxin.

Những lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

>>>>>Xem thêm: Tiêm ngừa uốn ván cho trẻ em và người lớn

Bố mẹ cần nắm rõ lịch và các loại vacxin cần thiết cho trẻ, tránh bỏ sót hoặc tiêm quá muộn

– Khoảng cách giữa các loại vacxin: Các loại vacxin giống nhau cần phải chích cách nhau tối thiểu từ 28 ngày đến 1 tháng. Ba mẹ không nên đưa trẻ tiêm phòng trước hạn. vacxin Rota và vacxin Bại liệt dạng uống (OPV) nên cách nhau ít nhất 2 tuần.

– Trẻ có cơ địa nhạy cảm, tiền sử bệnh hoặc nguy cơ bị dị ứng với thành phần của vacxin cần được thử nghiệm trước khi tiêm.

– Quá trình tiêm vacxin cần được theo dõi cẩn thận trong và sau khi tiêm để giảm nguy cơ dị ứng hoặc những phản ứng sốc phản vệ nguy hiểm sau tiêm.

Một số trường hợp không nên tiêm chủng cho trẻ

– Nếu trẻ đã trải qua phản ứng tiêm chủng nặng trước đó,như sốt cao, phát ban, hoặc khó thở có thể cần xem xét lại quyết định tiêm chủng tiếp theo, việc tiêm chủng có thể tạm hoãn để không làm gia tăng tình trạng sức khỏe tiêu cực.

– Trẻ có các vấn đề sức khoẻ cụ thể như dị ứng nặng, hội chứng miễn dịch kém hoặc các bệnh lý đặc biệt không nên tiêm chủng khi không được tư vấn y tế chuyên sâu.

– Một số vacxin được sản xuất từ tế bào phôi trứng gà, ví dụ như vacxin sởi, vacxin quai bị, hoặc từ chính phôi trứng gà như vacxin cúm. Do đó, trẻ bị dị ứng trứng cần chống chỉ định với các loại vacxin này.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ, tốt nhất trước khi tiêm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và hỏi rõ về thời điểm tiêm thích hợp cũng như những lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ.

Giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi là thời điểm quan trọng trong mốc phát triển của con yêu, bố mẹ hãy đảm bảo tiêm đủ mũi vacxin theo lịch trình để bảo vệ sức khỏe của bé một cách hiệu quả. Liên hệ ngay đến phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp thông tin và tư vấn tiêm chủng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *