Tìm hiểu giá tiền vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Rotavirus là một trong những nguyên nhân top đầu gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các bác sĩ luôn khuyến cáo nên cho trẻ uống vắc xin phòng Rotavirus từ 6 tháng tuổi trở đi. Vậy giá thành của vắc xin phòng Rotavirus là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý phụ huynh những thông tin hữu ích về giá tiền vắc xin Rota dành cho trẻ nhỏ.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu giá tiền vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

1. Tổng quan về vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

1.1. Vắc xin Rota là gì?

Vắc xin Rota là loại vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây nên, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Cơ chế lây truyền của Rotavirus rất nguy hiểm. Loại virus này có thể lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc với phân của người bệnh hay qua tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt và vật thể bị nhiễm virus. Ngoài ra, loại virus này cũng có thể lây qua đường hô hấp, từ đó gây lây nhiễm ngoài cộng đồng hoặc lây chéo trong bệnh viện.

Thời gian ủ bệnh thông thường khoảng kéo dài 2 đến 3 ngày và sau đó gây bệnh trong khoảng 5 đến 7 ngày. Bệnh có thể khởi phát đột ngột với triệu chứng nôn mửa, sau đó sẽ đi kèm thêm tiêu chảy, sốt và sốc gây co giật. Khi bị nhiễm Rotavirus, trẻ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến thể trạng toàn thân như suy dinh dưỡng và một số biểu hiện khác. Nếu trẻ không được điều trị và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để kháng loại virus này. Vì vậy. để chủ động bảo vệ trẻ khỏi Rotavirus, cha mẹ nên cho trẻ đi uống vắc xin phòng Rotavirus theo đúng lịch khuyến cáo từ bác sĩ.

Tìm hiểu giá tiền vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho trẻ uống vắc xin Rota theo đúng lịch của bác sĩ

1.2. Các loại vắc xin Rota hiện nay và lịch uống của từng loại

Hiện nay đang có sẵn 3 loại vắc xin Rota, bao gồm Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ) và Rotavin – M1 (Việt Nam). Tất cả các loại vắc xin Rota hiện nay đều được sử dụng qua đường uống chứ không phải đường tiêm. Tùy vào mỗi loại vắc xin mà lịch uống có sự khác nhau, cụ thể như sau:

– Vắc xin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều (mỗi liều 1.5 ml). Liều đầu tiên uống khi đủ 1.5 tháng tuổi và uống liều tiếp theo sau tối thiểu 4 tuần. Cần hoàn thành phác đồ trước khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

– Vắc xin Rotateq (Mỹ): uống đủ 3 liều (mỗi liều 2 ml). Liều đầu tiên uống trong khoảng 7.5 – 12 tuần tuổi, các liều còn lại uống cách nhau tối thiểu một tháng. Cần hoàn thành phác đồ trước khi trẻ đủ 8 tháng tuổi.

– Vắc xin Rotavin – M1 (Việt Nam): uống 2 liều (mỗi liều 2 ml). Liều đầu tiên có thể uống sớm lúc trẻ 6 tuần tuổi. Liều tiếp theo cần cách nhau tối thiểu 4 tuần và hoàn thành phác đồ trước khi trẻ 6 tháng tuổi.

Tìm hiểu thêm: Thông tin về bệnh cúm A và vắc xin phòng bệnh

Tìm hiểu giá tiền vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Vắc xin Rotarix (Bỉ) là loại vắc xin được nhiều phụ huynh tin dùng

1.3. Trường hợp nào không nên cho trẻ uống vắc xin Rota?

Cũng như các loại vắc xin khác, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng vắc xin Rota. Với một số trường hợp đặc biệt sau, bác sĩ chống chỉ định uống vắc xin Rota:

– Những trẻ đã từng có phản ứng dị ứng với liều vắc xin đầu tiên hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Những trẻ có tiền sử bị lồng ruột hoặc có dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá.

– Những trẻ bị suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng.

Ngoài ra, với một số trường hợp sau, cha mẹ nên tạm hoãn lịch uống cho trẻ cho đến khi trẻ khỏi bệnh hoàn toàn:

– Trẻ đang bị sốt hay đang trong quá trình điều trị bệnh có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (như thuốc, truyền máu hay các chế phẩm từ máu,…)

– Tại thời điểm uống vắc xin, nếu trẻ đang mắc bệnh, nên chờ khi trẻ khỏi hẳn hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống.

Bên cạnh đó cần lưu ý, không nên dùng vắc xin Rota chung với vắc xin phòng bại liệt. Hai loại vắc xin này khi kết hợp dùng cùng lúc có thể gây ra tương tác thuốc, làm giảm tác dụng của vắc xin và làm tăng những nguy cơ viêm nhiễm đường tiêu hóa.

2. Tìm hiểu giá tiền vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá tiền vắc xin Rota

Giá tiền của vắc xin Rota phụ thuộc vào loại vắc xin, nguồn gốc xuất xứ và dịch vụ tại cơ sở tiêm chủng. Quý phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng để có lựa chọn tốt nhất cho con. Cụ thể:

– Do mỗi loại vắc xin được sản xuất bởi các công ty khác nhau với công nghệ áp dụng vào vắc xin cũng khác nhau. Vì vậy giá thành của mỗi loại sẽ có sự chênh lệch tương đối.

– Với những loại vắc xin được nhập khẩu thì giá thành sẽ nhỉnh hơn so với những loại vắc xin được sản xuất tại Việt Nam.

– Tại mỗi cơ sở tiêm chủng sẽ có những dịch vụ tiêm chủng khác nhau, vì vậy giá thành uống vắc xin Rota sẽ có sự khác biệt giữa những cơ sở tiêm.

Tìm hiểu giá tiền vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

>>>>>Xem thêm: 3 Điều cần biết về tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai

Chất lượng tại cơ sở tiêm chủng cũng là yếu tố quyết định đến giá thành của vắc xin Rota

2.2. Giá tiền vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy tại Thu Cúc TCI

Dưới đây là giá tham khảo cho 3 loại vắc xin Rota tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI:

– Vắc xin Rotarix (Bỉ) có giá 860,000 VNĐ.

– Vắc xin Rotateq (Mỹ) có giá 700,000 VNĐ.

– Vắc xin Rotavin – M1 (Việt Nam) có giá 500,000 VNĐ.

Đây chỉ là mức giá mang tính chất tham khảo tại một cơ sở tiêm, giá thành của vắc xin có thể khác nhau giữa các cơ sở y tế.

3. Những điều cần lưu ý sau khi uống vắc xin Rota

Sau khi uống vắc xin Rota, những phản ứng phụ nghiêm trọng gần như không có. Đây là loại vắc xin an toàn nên phần lớn trẻ không có vấn đề gì sau khi uống.

Khi về nhà, cha mẹ cần theo dõi phản ứng của con trong vòng 12 – 48 giờ. Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có các biểu hiện như:

– Đau bụng.

– Tiêu chảy.

– Buồn nôn.

– Nguy hiểm hơn là khó thở, suy giảm hô hấp.

Cần báo ngay cho bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin hữu ích về giá tiền vắc xin Rota và lưu ý khi cho trẻ uống vắc xin. Mong rằng với những thông tin trên, cha mẹ phần nào đã hiểu rõ hơn và có thể chuẩn bị tốt khi cho trẻ đi tiêm phòng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *