Máu báo thai có thể nói là một trong những dấu hiệu mang thai khá thường gặp. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có không ít trường hợp chị em mặc dù đã trễ kinh nhưng vẫn không thấy ra máu báo thai. Vậy nếu như không có máu báo thai liệu có thai không?
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Không có máu báo thai liệu có thai không?
1. Tìm hiểu về hiện tượng máu báo thai
Máu báo thai là một lượng máu nhỏ chảy ra từ âm đạo và thường xuất hiện trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau thụ thai, tuy nhiên cũng có trường hợp ra máu muộn hơn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng máu báo thai là do trứng và tinh trùng gặp nhau, tạo thành 1 hợp tử rồi sau đó tiếp tục di chuyển vào tử cung để làm tổ. Quá trình phôi bám vào niêm mạc tử cung có thể làm cho lớp niêm mạc bị bong dẫn đến tình trạng chảy một ít máu gọi là máu báo thai.
Thông thường, máu báo thai được xem là dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ
Máu báo thai ở mỗi người sẽ có đặc điểm khác nhau, về màu sắc thì máu có thể hồng nhạt, hoặc đôi khi cũng có màu nâu. Chính vì máu xuất hiện với số lượng rất ít thường chỉ vài giọt cho nên nhiều chị em thường không để ý. Ngoài ra, máu báo thai cũng khó phát hiện bởi không đi kèm triệu chứng đau bụng như máu kinh hay bất cứ biểu hiện bất thường gì khác.
2. Không có máu báo thai liệu có mang bầu hay không?
Nếu như chị em còn lo lắng, băn khoăn về vấn đề không có máu báo thai liệu có mang thai hay không thì có thể hoàn toàn yên tâm bởi theo các chuyên gia, chỉ có khoảng 65% phụ nữ có dấu hiệu máu báo thai và số còn lại thường phát hiện việc mang thai thông qua những dấu hiệu khác. Thậm chí, dù không xuất hiện dấu hiệu mang thai nhưng nếu như xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu phát hiện nồng độ beta HCG, đồng thời nghe được tim thai thì điều đó vẫn chứng minh được chị em đã có thai.
Nên hiểu rằng, mỗi người phụ nữ sẽ có cơ địa khác nhau, đồng nghĩa với thai kỳ của mỗi người cũng sẽ diễn ra theo những cách khác nhau. Ví dụ có trường hợp thai 6 tuần đã có tim thai nhưng cũng có trường hợp phải đến tuần thứ 8 tim thai mới xuất hiện.
Tìm hiểu thêm: Có cần thiết phải trồng răng nanh không?
Chị em không cần phải quá lo lắng vấn đề không có máu báo thai liệu có thai không bởi không phải trường hợp mang thai nào cũng xuất hiện máu báo thai
3. Một số dấu hiệu mang thai sớm nhất của thai kỳ
Thay vì quá lo lắng về vấn đề không có máu báo thai, chị em có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để xác định mình có mang thai sớm hay không:
– Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi:
Sau một tuần thụ thai, cơ thể sẽ không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ do nội tiết tố progesterone tăng cao. Lúc này tốt hơn hết chị em nên nghỉ ngơi đầy đủ cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều protein và sắt.
– Đau, tức núm vú:
Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể của phụ nữ sẽ thay đổi nhanh chóng khiến cho lượng máu đến bầu ngực cũng tăng lên gây ra hiện tượng đau, tức núm vú. Đây có thể nói là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai.
– Chậm kinh:
Khi trứng và tinh trùng đã tiến hành thụ thai thành công đồng thời làm tổ tại tử cung thì kinh nguyệt sẽ ngưng xuất hiện do niêm mạc của tử cung không bị bong ra. Bởi vậy, trong cả quá trình mang thai thì mẹ bầu sẽ không có kinh nguyệt.
Nếu như kinh nguyệt vốn đều đặn nhưng lại đột ngột bị trễ kèm theo một số dấu hiệu như: Buồn nôn, căng, tức ngực, đau núm vú và đi tiểu thường xuyên thì khả năng cao là chị em đã mang thai.
– Vú có sự thay đổi:
Trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ tiết ra các hormon gây ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào biểu bì, từ đó tạo ra hắc tố xung quanh đầu vú và khiến cho vùng da ở đầu vú trở nên sẫm màu dần. Ngoài ra, do nội tiết tố có sự thay đổi, nên mẹ bầu cũng có thể cảm nhận được vú dần to lên, khi chạm vào có cảm giác căng đầy, đau tức.
– Buồn nôn:
Buồn nôn cũng được xem là một trong những triệu chứng phổ biến nhất và thường xuất hiện trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự gia tăng các hormone như estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu khi mang thai. Triệu chứng buồn nôn có thể kéo dài hết thai kỳ, nhưng đa số trường hợp thường sẽ kết thúc ở tuần thứ 13 hoặc 14
– Đi tiểu thường xuyên:
Khi mang thai, do tử cung phát triển để nuôi dưỡng phôi thai sẽ chèn ép vào bàng quang sẽ dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều hơn. Ở những giai đoạn sau, khi tử cung ngày càng phát triển và bàng quang cũng càng bị chèn ép thì hiện tượng này thậm chí còn diễn ra thường xuyên hơn.
– Thay đổi về cảm xúc:
Do khi mang thai, các hormone trong cơ thể có sự thay đổi cũng sẽ chi phối lên cảm xúc của mẹ bầu. Lúc này, mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, có thể dễ xúc động, tâm trạng cũng có sự thay đổi thất thường.
>>>>>Xem thêm: Hiểu đúng về xét nghiệm máu tầm soát ung thư vòm họng
Bên cạnh máu báo thai, chị em cũng có thể dựa vào một số dấu hiệu khác để khẳng định có mang thai sớm hay không
Hi vọng rằng với những thông tin trên, chị em đã được giải đáp về thắc mắc không có máu báo thai liệu có mang thai hay không. Để có thể khẳng định chính xác nhất về việc mang thai hay không, cách tốt nhất là chị em nên thử que, siêu âm hoặc xét nghiệm máu. Chúc các chị em sẽ sớm đón nhận “tin vui” cũng như có những bước chuẩn bị thật tốt cho hành trình mang thai sắp tới.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.