Thắt ống dẫn trứng được biết đến là một phương pháp ngừa thai vĩnh viễn được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này chị em sẽ cần phải thực hiện một cuộc tiểu phẫu trực tiếp vào trong cơ thể. Chính vì thế, có nên thắt ống dẫn trứng khi mổ đẻ hay không được nhiều chị em vô cùng quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả như những đánh giá hiện nay không nhé.
Bạn đang đọc: Có nên thắt ống dẫn trứng khi mổ đẻ hay không?
1. Thắt ống dẫn trứng là gì?
Thắt ống dẫn trứng là một phương pháp triệt sản nữ đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Phương pháp này có khả năng mang lại kết quả ngừa thai lên đến 99% và ít gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể. Đối với cơ thể người phụ nữ, phương pháp này hoạt động bằng cách ngăn chặn ống dẫn trứng – bộ phận nối giữa buồng trứng và tử cung khiến cho tinh trùng không thể đi qua và gặp trứng để thụ tinh.
Có 2 phương pháp triệt sản đối với phụ nữ liên quan đến ống dẫn trứng đó là: Thắt ống dẫn trứng và cấy ống dẫn trứng.
Thắt ống dẫn trứng là phương pháp ngừa thai vĩnh viễn dành cho phụ nữ
1.1 Thắt ống dẫn trứng
Đây là phương pháp sử dụng dây buộc chuyên dụng buộc chặt phía trên mỗi bên ống dẫn trứng hai nút thắt, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành cắt đoạn giữa hai dây buộc để chúng hoàn toàn tách rời nhau. Lúc này tinh trùng hoàn toàn bị cắt đứt con đường di chuyển đến ống dẫn trứng. Phương pháp này được thực hiện phẫu thuật qua thành bụng với vết cắt rất nhỏ, còn được gọi là triệt sản qua đường rạch nhỏ.
1.2 Cấy ống dẫn trứng
Sẽ có một cuộn dây giống lò xo rất nhỏ được đặt vàobên trong mỗi ống dẫn trứng. Cuộn dây sẽ làm hình thành nên mô sẹo trong ống dẫn để ngăn chặn sự lưu thông và khiến cho tinh trùng không thể đến và thụ tinh được với trứng. Phương pháp này không cần phải phẫu thuật mà sẽ thực hiện thông qua âm đạo, đến tử cung và vào ống dẫn trứng.
2. Chị em phụ nữ có nên thắt ống dẫn trứng khi mổ đẻ hay không?
Thực hiện đẻ mổ kết hợp với triệt sản, nhất là đối với những trường hợp đẻ mổ nhiều lần là một thời điểm hoàn toàn phù hợp. Lúc này tử cung của người mẹ chưa co lại của nhiều, tuy nhiên bác sĩ chỉ có thể thực hiện trong trường hợp tình trạng sức khỏe của mẹ ổn định bình thường, đủ để thực hiện tiểu phẫu.
Hơn nữa, nếu như bạn thực hiện cùng một lúc kết hợp với sau khi sinh mổ thì sẽ hạn chế cho cơ thể số lần tác động dao kéo. Tuy nhiên, có nên thắt ống dẫn trứng khi mổ đẻ cũng cần phải phụ thuộc vào một số yếu tố nữa đó là:
– Thắt ống dẫn trứng khác hoàn toàn so với các phương pháp ngừa thai khác, nếu như sau khi thực hiện thắt ống mà bạn vẫn muốn tiếp tục mang thai thì sẽ cần phải tiến hành nối ống. Tuy nhiên, để nối lại được ống dẫn trứng không phải là một điều dễ dàng, cần nhiều sự nổ lực cũng như trình độ chuyên môn qua các sĩ. Đây hoàn toàn là điều được khuyến cáo không nên thực hiện. Bên cạnh đó, việc nối lại ống dẫn trứng cũng không đảm bảo 100% khả năng tiếp tục mang thai tự nhiên.
– Bạn chỉ nên thực hiện trong trường hợp đã đủ số con theo mong muốn hoặc cơ thể không đủ sức khỏe cho lần mang thai tiếp theo.
– Chỉ nên thực hiện đối với những người trên 35 tuổi, khi khả năng sinh sản bắt đầu gặp nhiều hạn chế.
Tìm hiểu thêm: Thai phụ bị tiền sản giật có đẻ thường được không? Cần lưu ý điều gì?
Hình ảnh mô phỏng những cách thức thắt ống dẫn trứng hiện nay
3. Quy trình thực hiện thắt ống dẫn trứng
Để biết được có nên thực hiện thắt ống dẫn trứng khi mổ đẻ hay không bạn hãy theo dõi quy trình thắt ống được thực hiện như thế nào để hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé.
3.1 Các bước chuẩn bị trước khi thực hiện
Trước khi thực hiện bất kỳ một cuộc phẫu thuật thắt ống dẫn trứng nào, bác sĩ cũng sẽ có một cuộc nói chuyện trao đổi trực tiếp với bệnh nhân để hiểu rõ lý do thực hiện thắt ống của người bệnh là gì. Từ đó, bác sĩ sẽ phân thích những ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp này để bạn cân nhắc kỹ hơn trước khi thực hiện.
Sau khi tư vấn và bạn đồng ý thực hiện sẽ tiến hành khám sức khỏe sơ bộ giúp bác sĩ đánh giá được bạn có đủ điều kiện để thực hiện triệt sản hay không cũng như lên lịch thời gian phẫu thuật.
– Đối với những người không mang thai thì có thể thực hiện triệt sản bất cứ lúc nào hoặc thực hiện cùng lúc với thủ thuật phẫu thuật vùng bụng khác.
– Đối với những người đang không chắc chắn rằng mình có đang mang thai hay không thì sẽ cần phải xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để chắc chắn cơ thể không đang trong tình trạng mang thai.
– Đối với những phụ nữ sinh mổ bác sĩ sẽ khuyến cáo thời gian thực hiện được tiến hành ngay sau khi vừa mới lấy thai ra, bởi nếu thực hiện tại thời điểm đó sẽ hạn chế tối đa số lần phẫu thuật trên cơ thể bạn.
3.2 Quy trình thực hiện
Có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện thắt ống dẫn trứng như là dùng kẹp kim loại hoặc vòng nhựa, buộc, cắt rời, đốt điện để thắt lại. Quy trình thắt ống được bác sĩ thực hiện được tiến hành như sau:
– Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê hoặc gây tê tủy sống
– Bước 2: Rạch một đường ở rốn để bơm khí nitro oxide hoặc carbon dioxide.
– Bước 3: Tiếp tục rạch thêm một được rạch khác để đưa các dụng cụ chuyên khoa vào ổ bụng.
– Bước 4: Cuối cùng, thực hiện cắt rời ống dẫn trứng hoặc dùng vòng nhựa/ kẹp nhựa để thắt ống dẫn trứng.
>>>>>Xem thêm: Bệnh ung thư gan phát triển như thế nào?
Thắt ống dẫn trứng sau khi sinh mổ được xem là thời điểm thích hợp giúp mẹ hạn chế tối đa số lần dao kéo lên cơ thể
3.2 Quá trình sau phẫu thuật
Sau khi kết thúc cuộc phẫu thuật, bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ các khí được bơm vào ổ bụng trước đó. Thời điểm này bạn đã có thể xuất viện để về nhà nghỉ ngơi mà không cần lưu viện. Có một số lưu ý sau khi phẫu thuật triệt sản mà bạn cần lưu ý như sau:
– Chỉ nên tắm sau khi phẫu thuật tối thiểu 48 giờ nhưng không nên chà xát mạnh vết mổ. Nhanh chóng tiến hành làm khô vết mổ sau khi tắm bằng khăn bông mềm, sạch.
– Hạn chế tối đa quan hệ tình dục khoảng thời gian sau phẫu thuật và làm những việc nặng như bê vác các đồ vật.
– Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo vết mổ không bị nhiễm trùng và phục hồi tốt.
– Nhanh chóng gặp trực tiếp bác sĩ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: sốt cao, ngất xỉu, vết thương xuất huyết, đau bụng hoặc rỉ dịch…
Thắt ống dẫn trứng có thể được xem là một phương pháp ngừa thai vừa mang lại hiệu quả cao và vừa không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người phụ nữ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bạn nên cân nhắc thật kỹ về kế hoạch sinh con sau này. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thể đưa ra câu trả lời cho vẫn đề có nên thắt ống dẫn trứng sau khi mổ đẻ hay không.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.