Chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp dùng hình ảnh để chẩn đoán những bất thường của thai nhi trước khi chào đời. Mặc dù mang lại những ưu điểm vượt trội, tuy nhiên do phương pháp này chưa thật sự phổ biến nên rất nhiều mẹ bầu còn đang nghi ngại về mức độ an toàn của nó. Vậy chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không hay trường hợp nào được chỉ định chụp chiếu?
Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
1. Giới thiệu về phương pháp chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn đồng thời cũng không sử dụng tia X.
Chụp MRI khi mang thai được tiến hành ở nhiều chiều khác nhau và sẽ kết hợp các hình ảnh nhỏ thu được để tạo nên hình ảnh chi tiết và rõ nét nhất vậy em bé. Có thể nói, tại thời điểm hiện nay, chụp MRI là phương pháp giúp phát hiện nhanh và chính xác nhất những dị tật của thai nhi, đặc biệt là các bất thường về hệ thần kinh thai nhi.
Không chỉ được sử dụng cho mục đích chẩn đoán các dị tật bẩm sinh, chụp MRI cũng có khả năng cung cấp những thông tin chi tiết về cấu trúc giải phẫu của thai nhi với hình ảnh rõ nét và độ phân giải cao. Ngày nay, khi kỹ thuật chụp chiếu ngày càng trở nên hiện đại, hình ảnh thai nhi nhanh chóng được ghi lại chỉ trong chưa đầy một giây.
Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi chụp MRI là kỹ thuật hình ảnh được sử dụng rất phổ biến trong y tế hiện nay
2. Trường hợp nào được chỉ định chụp MRI?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để chụp cộng hưởng từ là khoảng 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ vì ở những giai đoạn này thì độ chính xác sẽ cao hơn. Một số trường hợp thai phụ được chỉ định chụp MRI bao gồm:
– Mắc bệnh béo phì, thai bị thiếu ối hoặc mẹ bầu ở độ tuổi cao.
– Nghi ngờ mắc các chứng u não, u thần kinh sọ não, tai biến, chấn thương hoặc động kinh.
– Mắc các bệnh liên quan đến mắt và tai mũi họng như u hay chấn thương viêm.
– Phát hiện những dị tật ở thai nhi, cần chụp để kiểm tra cử động và đưa ra phương hướng điều trị.
– Nghi ngờ có khối u gây ung thư.
Tìm hiểu thêm: Các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới và cách phòng chống
Chụp MRI thường được chỉ định trong trường hợp thừa cân hoặc thai bị thiếu ối
3. Chụp MRI có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Nếu như mẹ bầu còn đang lo ngại vấn đề chụp cộng hưởng từ có gây ra ảnh hưởng đối với thai nhi thì có thể yên tâm bởi chụp cộng hưởng từ là phương pháp hoàn toàn an toàn với bất kỳ đối tượng nào.
Bên cạnh đó, bởi vì phương pháp này không gây xâm lấn hay có tác động tia xạ hay sinh học nên mẹ bầu không phải trải qua cảm giác đau đớn khi thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo thai nhi cũng không bị ảnh hưởng cả về sự phát triển cũng như sức khỏe, mẹ bầu chỉ nên chụp MRI khi thai nhi từ 13 tuổi trở lên.
>>>>>Xem thêm: Các dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp an toàn đối với mọi đối tượng, kể cả phụ nữ đang mang thai
4. Quy trình chụp MRI khi mang thai như thế nào?
Việc chụp cộng hưởng từ thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 25 phút đến 45 phút, tuy nhiên trường hợp thai nhi cử động quá nhiều thì ca chụp cũng sẽ lâu hơn.
4.1. Một số lưu ý trước khi chụp
Để kết quả chụp được chính xác, mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối theo các chỉ dẫn của kỹ thuật viên, đồng thời mẹ cũng cần thực hiện một số lưu ý sau:
– Lựa chọn trang phục rộng rãi và thoải mái.
– Tháo hết những vật dụng có chất liệu kim loại trên người như chìa khóa, điện thoại, đồ trang sức, đồng hồ… trước khi vào phòng chụp MRI.
– Tránh sử dụng các đồ uống có chứa chất caffein hoặc đồ uống có ga.
– Khai báo trung thực với bác sĩ về tiền sử y tế, đặc biệt là khi đã từng trải qua các can thiệp hay phẫu thuật có đặt dụng cụ kim loại vào bên trong cơ thể.
– Trong một số trường hợp, thai phụ có thể được yêu cầu nhịn ăn trong tối đa 4 giờ trước khi chụp để việc khảo sát hình ảnh được rõ ràng hơn. Với tình huống này thì thai phụ được khuyến khích nạp vào cơ thể một lượng nước tương đương.
– Nằm theo đúng tư thế mà bác sĩ hướng dẫn.
4.2. Quy trình chụp cộng hưởng từ
Quy trình chụp cộng hưởng từ bao gồm các bước cơ bản như sau:
– Đầu tiên, thai phụ được tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc lòng bàn tay. Thuốc cản quang thường được sử dụng là Gadolinium với tác dụng giúp bác sĩ nhìn rõ hơn cấu trúc bên trong cơ thể.
– Tiếp theo sau, thai phụ sẽ nằm vào bên trong máy MRI. Bởi vì suốt thời gian chụp mẹ bầu cần nằm bất động nên có thể gây ra cảm giác không thoải mái, tuy nhiên hãy cố gắng giữ nguyên tư thế để ảnh chụp được rõ nét và chính xác nhất có thể. Bên cạnh đó, khi chụp thì thai phụ cũng có thể bị rung hoặc co giật nhẹ. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi vì MRI kích thích vào các dây thần kinh bên trong cơ thể. Lưu ý rằng hiện tượng này hoàn toàn bình thường nên thai phụ không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, hãy giữ tâm trạng thoải mái, thả lỏng cơ thể để không làm ảnh hưởng đến quá trình chụp. Trong trường hợp thai phụ quá lo lắng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc an thần. Không chỉ giúp ổn định tâm trạng, thuốc an thần cũng khiến thai nhi giảm cử động để máy có thể thu thập hình ảnh dễ dàng hơn.
– Nếu quá khó chịu hoặc nhận thấy dấu hiệu bất thường, thai phụ cần trao đổi ngay với kỹ thuật viên để được xử lý kịp thời.
Hi vọng với những thông tin trên, mẹ bầu đã được giải đáp vấn đề chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Ngoài ra, mẹ bầu đừng quên lựa chọn một cơ sở uy tín, chất lượng để có kết quả chụp đảm bảo hơn. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.