Áp xe vú là một trong những bệnh lý thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định chị em nên mổ áp xe vú. Lúc này, câu hỏi được chị em quan tâm nhất là: “Mổ áp xe vú bao lâu thì lành?”.
Bạn đang đọc: Áp xe vú là bệnh gì? Mổ áp xe vú bao lâu thì lành?
1. Áp xe vú là bệnh gì?
Áp xe là hiện tượng sưng viêm và tích tụ mủ do tình trạng nhiễm trùng gây ra, trong đó không thể không nhắc tới áp xe vú. Trên thực tế, áp xe vú có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả nam lẫn nữ, cả chị em sau khi sinh lẫn những độ tuổi khác. Tuy nhiên, căn bệnh này thường xảy ra nhất ở những chị em sau khi sinh và đang cho con bú vì lúc này, vú phải hoạt động nhiều để cung cấp sữa để nuôi con.
Nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe vú là do các loại liên cầu, tụ cầu, phế cầu, trực khuẩn, vi khuẩn kỵ khí,… Khi bị nhiễm trùng, tế bào bạch cầu sẽ được sản sinh nhiều hơn nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Về cơ bản, dịch mủ là kết quả của vi khuẩn chết trong quá trình miễn dịch cơ thể này và tế bào bạch cầu.
Tuy nhiên, nếu dịch mủ tích tụ quá mức ở vùng nhiễm bệnh, nhất là vú sẽ gây ra tình trạng áp xe. Nó khiến vú của chị em trở thành cái túi kín chứa dịch mủ. Khi dịch mủ càng ngày càng nhiều, ổ áp xe lớn dần thì tình trạng bệnh và các biến chứng nguy hiểm trở nên nguy hiểm hơn.
Áp xe vú là căn bệnh nhiều chị em gặp phải
2. Khi nào chị em cần phải mổ áp xe vú?
Như đã nói ở trên, áp xe vú là hiện tượng vú chứa đầy mủ và được bao quanh bởi những mô viêm nhiễm. Căn bệnh này thường gặp nhất là ở những phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở hoặc nuôi con.
Bệnh áp xe vú thường xảy ra vào mùa hè vì cơ thể của chị em ra nhiều mồ hôi. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng viêm da do liên cầu, tụ khuẩn. Trong một vài trường hợp, tình trạng áp xe vú là biểu hiện của bệnh ung thư vú.
Vi khuẩn Staphylococcus Aureus và Streptococcus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng áp xe vú. Có khoảng 10 – 30% chị em phụ nữ mang thai và đang cho con bú gặp phải bệnh áp xe vú. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể xảy ra với những chị em béo phì và vệ sinh cơ thể không sạch sẽ.
Các triệu chứng của áp xe vú tùy thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh cũng như các yếu tố liên quan khác. Ở giai đoạn đầu của bệnh, chị em sẽ cảm thấy đau nhức ở sâu trong tuyến vú. Trong trường hợp ổ viêm nằm ở trên bề mặt tuyến vú, chị em sẽ có cảm giác nóng đỏ và sưng ở vú.
Vào giai đoạn hình thành áp xe thì các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, chị em sẽ thấy nóng, đau đỏ, căng tức kèm theo sốt, buồn nôn, ớn lạnh,… Nếu không được chữa trị kịp thời, áp xe vú thì gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như nhiễm độc nặng, hội chứng nhiễm khuẩn, hoại tử,…
Người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật áp xe vú khi áp xe vú cứng, sưng đỏ, đau nhức đi kèm với dấu hiệu sốt và nổi hạch lớn. Trong trường hợp đã bị hóa mủ thì vú của chị em sẽ có vùng bị mềm. Nếu mủ không thoát được ra ngoài thì sẽ đóng kén ở quanh vú và xơ hóa trở lại. Đây là lúc chị em phụ nữ cần phải mổ áp xe vú.
Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư trực tràng có chữa được không? Cách điều trị
Khi áp xe vú cứng, sưng đỏ và nổi hạch thì cần phải mổ
3. Giải đáp thắc mắc: Mổ áp xe vú bao lâu thì lành?
Sau khi thực hiện phương pháp mổ áp xe vú, tùy tường cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà thời gian lành bệnh sẽ có sự khác nhau. Thông thường, vết mổ áp xe vú có chiều dài từ 5 – 8cm nên sau khi phẫu thuật khoảng từ 2 – 3 tuần thì vết mổ sẽ thành sẹo.
Trong thời gian hồi phục của vết sẹo có thể sẽ xuất hiện tình trạng ngứa, sưng hoặc phồng nhẹ. Đồng thời, màu sắc của vết mổ áp xe vú sẽ đậm hơn so với màu da bình thường ở xung quanh.
Khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật áp xe vú, nếu chị em có biểu hiện đau hoặc sưng mủ thì nên đi tái khám để được bác sĩ xử lý và tránh tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng. Lúc này, chị em tuyệt đối không gãi để tránh kích thích da vùng vết mổ. Trong khoảng 6 tuần sau khi phẫu thuật áp xe vú, vết sẹo co lại một cách rõ ràng và tương tự với màu da.
Trên thực tế, phẫu thuật áp xe vú bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào cách chăm sóc vết mổ và chế độ ăn uống sau khi mổ. Tốt nhất, chị em nên có phương pháp phòng ngừa bệnh áp xe vú và đến khám ở các bệnh viện uy tín để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Vì vậy, để ngăn ngừa và tránh bệnh áp xe vú phát sinh, chị em cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tắm rửa thường xuyên. Với những chị em đang cho con bú, sau khi phẫu thuật áp xe vú cần phải vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là núm vú trước và sau khi cho con bú. Nếu bé bú không hết sữa, mẹ nên hút hết sữa thừa trong ngực ra ngoài và không được để cho sữa đọng lại ở bên trong.
>>>>>Xem thêm: Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?
Phẫu thuật áp xe vú bao lâu thì lành là thắc mắc của nhiều chị em
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc: “Mổ áp xe vú bao lâu thì lành?”. Để có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này, chị em nên tới bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.