Tìm hiểu sự thật về sự an toàn của vắc xin phòng HPV

Trong thế kỷ 21, sức khỏe của phụ nữ ngày càng được chú trọng và vắc xin phòng HPV đã và đang trở thành một vắc xin quan trọng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh tính an toàn của vắc xin này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự thật về vắc xin phòng HPV an toàn hay không. Hãy khám phá thông tin chính xác và đáng tin cậy để đưa ra quyết định sáng suốt cho sức khỏe của mình hoặc người thân trong gia đình nhé.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu sự thật về sự an toàn của vắc xin phòng HPV

1. Giới thiệu vắc xin phòng HPV

Virus HPV (Human Papillomavirus) là một loại virus lây truyền qua đường tình dục, và có nhiều chủng gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Vắc xin phòng ngừa HPV là một trong những vắc xin quan trọng nhất hiện nay trong việc bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và cả nam giới trước nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến virus HPV, đặc biệt là ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, hầu họng,….

Trong bối cảnh tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến virus HPV, việc tiêm vắc xin phòng HPV đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm virus, và từ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan.

Tìm hiểu sự thật về sự an toàn của vắc xin phòng HPV

Tiêm vắc xin phòng HPV đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm virus HPV

Hiện nay có hai loại vắc xin phòng HPV phổ biến được sử dụng rộng rãi trên thị trường là Gardasil và Gardasil 9.

1.1. Vắc xin Gardasil:

– Đối tượng tiêm chủng: Gardasil được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi.

– Phòng các chủng HPV: Vắc xin Gardasil có khả năng phòng ngừa 4 chủng virus HPV là HPV 6, HPV 11, HPV 16 và HPV 18. Đây là 4 loại chủng phổ biến và có liên quan đến ung thư cổ tử cung, ung thư ở âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư, loạn sản, mụn cóc sinh dục, sùi mào gà và các bệnh lý liên quan do nhiễm virus HPV ở cả nam và nữ.

– Phác đồ tiêm: Lịch tiêm bao gồm 03 liều trong 06 tháng, mũi 01 là lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi, mũi 02 cách mũi 01 ít nhất 02 tháng, mũi 03 cách mũi 02 ít nhất 04 tháng.

1.2. Vắc xin Gardasil 9:

– Đối tượng tiêm chủng: Gardasil 9 phù hợp để tiêm cho trẻ em trai, trẻ em gái, phụ nữ và nam giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi.

– Phòng các chủng HPV: Gardasil 9 là một phiên bản cải tiến của Gardasil, có khả năng bảo vệ người tiêm khỏi 9 chủng virus HPV là HPV 6, HPV 11, HPV 16, HPV 18, và HPV 31, HPV 33, HPV 45, HPV 52, HPV 58, gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư ở âm hộ, âm đạo, hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản và các bệnh lý do virus HPV gây ra.

– Phác đồ tiêm: Lịch tiêm vắc xin phòng HPV Gardasil 9 giống với vắc xin Gardasil, thường là 3 mũi theo phác đồ 0-2-6 tháng (sau mũi đầu). Tuy nhiên nếu đối tượng tiêm chủng là trẻ em từ 9-15 tuổi, thì chỉ cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 6-12 tháng.

Trẻ em và người lớn cần tuân thủ phác đồ tiêm HPV được khuyến nghị để có đề kháng phòng các chủng HPV dễ lây truyền và nguy hiểm.

2. Cơ chế hoạt động của HPV

Vắc xin HPV được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, cơ chế hoạt động của vắc xin tương tự như các loại vắc xin khác. Loại vắc xin này hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để phản ứng và tạo ra kháng thể để chống lại virus HPV.

Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin phòng HPV kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Kháng thể là các protein có khả năng nhận diện và tiêu diệt virus HPV hoặc ngăn chặn sự lây nhiễm của virus này vào các tế bào khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch

Tìm hiểu sự thật về sự an toàn của vắc xin phòng HPV

Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại HPV

Vắc xin HPV được tạo thành từ vi sinh vật có cấu trúc giống virus, được gọi là Virus-like particles (VLPs). Các VLPs không chứa ADN của virus, do đó không gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, chúng gần giống với virus tự nhiên và kháng thể được tạo ra chống lại VLPs có khả năng tương tự với virus tự nhiên. Trong tương lai nếu cơ thể tiếp xúc với các virus HPV tự nhiên, kháng thể sẽ nhanh chóng xuất hiện và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng HPV gây ra bệnh ung thư cổ tử cung và các tổn thương liên quan.

3. Vắc xin phòng HPV an toàn hay không?

Vắc xin phòng ngừa HPV được coi là an toàn và hiệu quả dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng và tiêm chủng thực tế.

Trước khi vắc xin được phê duyệt đưa vào sử dụng, chúng đã được thử nghiệm trên hàng ngàn người trong các cuộc nghiên cứu lâm sàng. Những cuộc thử nghiệm này được thiết kế để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vắc xin trước khi chúng được phát hành ra thị trường.

Sau khi ra mắt, vắc xin HPV vẫn tiếp tục được theo dõi để xác định tính an toàn và theo dõi về các tác động phụ hiếm hoi có thể xảy ra.

Từ góc độ nghiên cứu và thực tế, vắc xin phòng ngừa HPV đã được chứng minh là an toàn sau hàng thập kỷ nghiên cứu và theo dõi chặt chẽ. Mọi tác động phụ đều được theo dõi và báo cáo cho các cơ quan y tế và công chúng. Các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin HPV thường rất nhẹ, chẳng hạn như sốt hoặc sưng ở vị trí tiêm. Các tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin HPV gây ra các vấn đề về sinh sản. Trái lại, không tiêm vắc xin này khiến cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai, dễ bị nhiễm virus HPV và nhiễm trùng, gây ra nguy cơ cao cho việc mắc ung thư cổ tử cung. Các loại bệnh này có thể yêu cầu các liệu pháp điều trị nghiêm trọng như cắt tử cung hoặc hoá trị, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con của phụ nữ hoặc dẫn đến việc sinh non sớm.

Tìm hiểu sự thật về sự an toàn của vắc xin phòng HPV

>>>>>Xem thêm: Một số tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa viêm gan B

Các nghiên cứu và thực tế cho thấy vắc xin phòng HPV an toàn và nến sử dụng

Tính tới thời điểm hiện tại, sau khi được đưa vào tiêm chủng hơn 10 năm, vắc xin HPV đã giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng bởi các loại virus HPV gây ra hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục lên đến 71%. Theo dõi những người đã tiêm vắc xin HPV trong khoảng thời gian hơn 10 năm cho thấy rằng khả năng bảo vệ vẫn được duy trì ở mức cao và không có thông tin nào cho thấy hiệu lực của kháng thể giảm dần sau thời gian này.

4. Địa chỉ tiêm vắc xin phòng HPV an toàn

Nếu bạn đang tìm địa chỉ tiêm vắc xin HPV an toàn và đáng tin cậy, Phòng Tiêm Chủng Thu Cúc TCI là một lựa chọn tốt.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một cơ sở tiêm chủng uy tín và chất lượng với đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế có kinh nghiệm trong việc tiêm vắc xin HPV và các vắc xin khác. Đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn, vắc xin chất lượng và cung cấp dịch vụ trước, trong, sau tiêm chuyên nghiệp.

Hãy liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để biết thêm thông tin về việc tiêm vắc xin HPV và lên lịch tiêm phòng cho bạn hoặc người thân của bạn để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *