Khám thai tuần 12 là mốc quan trọng đối với tất cả phụ nữ khi mang thai. Lúc này, thai nhi đã có sự phát triển vượt trội, đặc biệt là hệ thần kinh, tim thai và các phản xạ. Đặc biệt đây là mốc giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi cũng như các nguy cơ mà mẹ bầu gặp phải. Vậy khám thai tuần 12 cần thực hiện các xét nghiệm gì?
Bạn đang đọc: Những xét nghiệm cần thiết khi khám thai tuần 12?
1. Sự phát triển kỳ diệu của thai nhi 12 tuần khi khám thai
Bắt đầu từ tuần thứ 10 trở đi, thai nhi lúc này đã phát triển và ngày càng hoàn thiện. Cân nặng của bé rơi vào khoảng 14 gram với chiều dài khoảng 50mm.
Xương khớp của bé đã trở nên cứng cáp hơn để có thể dễ dàng vận động ở trong bụng mẹ. Khi siêu âm, bé sẽ có những chuyển động như: lật, xoay vòng, chân buông thoải ra, cơ thể cựa quậy…
Đặc biệt, ở thời điểm này, xương sống của bé đã được hình thành một cách rõ rệt hơn với ống thần kinh cột sống cùng bắt đầu căng ra từ tủy.
Khuôn mặt của thai nhi cũng có nhiều nét rõ ràng hơn, mắt đã di chuyển đến gần nhau hơn, môi của bé đã bắt đầu đóng mở. Dây thanh quản của trẻ cũng đã hình thành trong thanh quản.
Ngoài ra, ở tuần 12, hệ tiêu hóa của thai nhi đã phát triển mạnh mẽ hơn các tuần trước nhờ vào sự hoàn thiện của chức năng ruột. Đồng thời, thai nhi cũng đã có các tế bào thần kinh và khớp thần kinh, chính điều này sẽ giúp trẻ có thể vận động dễ dàng vừa có thể cảm nhận được xúc giác, thị giác, vị giác…
Khám thai tuần 12 là mốc quan trọng đối với tất cả phụ nữ khi mang thai
2. Khám thai tuần 12 bao gồm những gì?
2.1 Thực hiện xét nghiệm máu khi khám thai tuần 12
Việc xét nghiệm máu khi khám thai ở tuần 12 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thai phụ. Việc này không chỉ giúp phát hiện sớm các nguy cơ như: bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm gan B, thiếu máu… mà còn giúp bác sĩ phát hiện ra nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Từ đó, bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp sớm giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ.
2.2 Khám thai tuần 12 cần xét nghiệm nước tiểu
Khi khám thai ở tuần 12, thai phụ sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu để giúp phân tích kết quả và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn như:
– Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường là bệnh nguy hiểm cần phải phòng tránh ở mẹ bầu. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của mẹ bầu và thai nhi. Do vậy, việc phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường ở phụ nữ mang thai sẽ giúp chị em có chế độ ăn uống đúng cách và khoa học.
– Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp sản phụ biết mình có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không để từ đó bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị sớm nhất và phù hợp nhất cũng như chế độ ăn uống và vệ sinh đúng cách.
– Xác định chỉ số Kentone: Chỉ số Kentone ở mức cho phép là 2.5 – 5mg/Dl. Nếu hàm lượng Kentone cao sẽ phản ảnh nguy cơ mắc đái tháo đường ở sản phụ là rất lớn.
– Phát hiện nguy cơ tiền sản giật: Khi xét nghiệm nước tiểu mà kết quả cho thấy có hàm lượng protein thì khả năng cao thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu thai phụ không bị cao huyết áp nhưng nồng độ đạm tăng thì lúc này mẫu nước tiểu của bạn sẽ được gửi về phòng xét nghiệm để tiến hành nuôi cấy, phân tích.
– Phát hiện vấn đề bất thường về thận; Việc nước tiểu xuất hiện những vệt máu nhiều lần và liên tục trong mẫu thử mà không có hiện tượng ra máu thì bác sĩ sẽ theo dõi và chẩn đoán các bệnh lý mà thai phụ mắc phải.
– Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như: giang mai, herpes…
Tìm hiểu thêm: Thai ngoài tử cung thoái triển – Mẹ bầu chớ lơ là
Xét nghiệm máu không chỉ giúp phát hiện sớm các nguy cơ như: bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm gan B, thiếu máu… mà còn giúp bác sĩ phát hiện ra nhiều bệnh truyền nhiễm khác
2.3 Thực hiện xét nghiệm Double test và xét nghiệm NIPT
– Ở tuần 12, khi đi khám thai, chị em đều được chỉ định xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test kỹ lưỡng. Đây là xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện sớm các nguy cơ bị dị tật cao ở thai nhi. Bao gồm hội chứng Down, bất thường về nhiễm sắc thể, hội chứng Patau và Edwards.
– Xét nghiệm Nipt là phương pháp sàng lọc trước sinh mà không thực hiện các thủ thuật xâm lấn, xét nghiệm này cho thấy các bất thường về số lượng NST (Nhiễm sắc thể) gây ra các bệnh nguy hiểm như: Hội chứng Down; hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter…
– Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng được thực hiện để giúp tìm ra kháng thể Rubella IgG ở thai phụ. Bởi khi bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thì thai nhi cũng có nguy cơ bị Rubella bẩm sinh với các biểu hiện như: mù, điếc, tật não nhỏ, nguy hiểm hơn là tim bẩm sinh lên đến 90%.
2.4 Tiến hành siêu âm 4D hoặc 5D khi khám thai
– Việc siêu âm 4D hoặc 5D khi khám thai tuần 12 là thời điểm quan trọng để đo độ mờ da gáy. Nhờ siêu âm mà bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn về những bất thường NST.
– Ngoài ra siêu âm 4D hay 5D khi thai nhi 12 tuần còn giúp mẹ bầu biết được các chỉ số siêu âm như: tuổi thai, chiều dài, cân nặng của thai nhi, dự đoán ngày dự sinh cũng như các lời khuyên bổ ích từ chuyên gia dinh dưỡng.
>>>>>Xem thêm: Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm những gì?
Nhờ siêu âm mà bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn về những bất thường NST.
Thai nhi 12 tuần tuổi là mốc vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần tuân thủ siêu âm, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe của bản thân và thai nhi bằng việc tuân thủ việc khám thai định kỳ đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.