Xét nghiệm prolactin cao có gây vô sinh không?

Tăng prolactin trong máu là một bệnh lý nội tiết thường gặp và là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn khả năng sinh sản ở nữ giới. Vậy prolactin cao có gây vô sinh không, phương pháp chẩn đoán và điều trị thế nào, hãy đọc bài viết sau để nhận được thông tin đúng và đủ nhé.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm prolactin cao có gây vô sinh không?

1. Chỉ số prolactin là gì? Thế nào là tăng prolactin máu?

Prolactin là một hormone nội tiết quan trọng được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên – một cơ quan có kích thước nhỏ nằm trên hố xương bướm ở trung tâm xương sọ giữa. Hormone này có nhiều vai trò khác nhau, trong đó đặc biệt kích thích sản xuất sữa mẹ. Chính vì vậy ở phụ nữ không mang thai chỉ số prolactin sẽ thấp, chỉ số này chỉ cao trong thời gian mang thai và sau sinh trong quá trình cho con bú. Ở những sản phụ không nuôi con bằng sữa mẹ, nồng độ prolactin trong máu sẽ nhanh chóng trở về mức bình thường sau khi sinh. Nồng độ prolactin tiêu chuẩn ở phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành thường nằm trong mức 127-637μIU/mL. Nếu giá trị prolactin trong máu của bạn cao hơn ngưỡng này thì sẽ được kết luận là tăng prolactin máu.

Trong một ngày nồng độ hormone prolactin có thể dao động khác nhau, có xu hướng tăng cao dần khi ngủ và đạt đỉnh khi thức dậy. Ngoài ra mức độ prolactin trong máu cũng cao hơn bình thường nếu đang bị căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần. Chính vì vậy thời điểm tốt nhất để lấy máu xét nghiệm là vào buổi sáng, sau khi thức dậy khoảng 3-4 giờ.

Xét nghiệm prolactin cao có gây vô sinh không?

Prolactin cao có gây vô sinh không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ

2. Xét nghiệm prolactin máu cho biết điều gì?

Xét nghiệm prolactin khi kết hợp với một số xét nghiệm nội tiết khác có thể cho biết:
– Nguyên nhân gây ra việc cơ thể tự sản sinh ra sữa khi không mang thai và cho con bú.
– Nguyên nhân của một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt hoặc vô sinh ở phái nữ.
– Chẩn đoán nguyên nhân của vô sinh, chứng rối loạn cương dương hay chứng vú to ở nam giới.
– Đánh giá chức năng thùy trước tuyến yên hoặc các rối loạn khác của tuyến yên.
– Đánh giá sự phát triển của khối u tuyến yên.

3. 3 nguyên nhân chính gây tăng prolactin máu

Theo các chuyên gia có 3 nhóm nguyên nhân gây tăng prolactin trong máu có thể kể ra như sau:

3.1. Các nguyên nhân sinh lý

– Sau một bữa ăn nhiều thịt, sau khi quan hệ tình dục, kích thích núm vú, sau khi tập thể dục, khi bị căng thẳng đều có thể kích thích lượng hormone prolactin tăng cao.
– Trong giai đoạn mang thai: Sở dĩ nguyên nhân khiến lượng prolactin tăng cao trong giai đoạn này là do nồng độ estradiol thai kỳ tăng.
– Giai đoạn cho con bú: prolactin kích thích bài tiết sữa nên ở những bà mẹ cho con bú định lượng prolactin trong máu cũng cao hơn bình thường.

Tìm hiểu thêm: Chụp X-quang tuyến vú là gì?

Xét nghiệm prolactin cao có gây vô sinh không?

Ở phụ nữ cho con bú, chỉ số prolactin sẽ cao hơn bình thường

3.2. Do bệnh lý

Khi mắc phải một số bệnh lý sau cũng có khả năng làm tăng nồng độ prolactin trong máu như:
– U tuyến yên dẫn đến tăng sản xuất và bài tiết thừa prolactin. Để chẩn đoán chính xác tình trạng này, ngoài việc xét nghiệm máu, người bệnh cần chụp cộng hưởng từ MRI não để xác định chính xác kích thước và vị trí của khối u.
– Bị đa nang buồng trứng.
– Bị suy thận dẫn đến chậm đào thải prolactin.
– Bị nhược giáp gây tăng sinh tuyến yên.

3.3. Do dùng thuốc:

Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng lượng prolactin trong máu như thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị dạ dày, thuốc tránh thai có estrogen, thuốc chống nôn…

4. Chỉ số prolactin cao có gây vô sinh không?

Việc tăng nồng độ prolactin trong máu sẽ ức chế hormone GnRH tiết ra bình thường. làm tăng hoạt tính dopaminergic tại vùng hạ đồi, từ đó dẫn đến nồng độ FSH (có tác dụng kích thích nang trứng phát triển) và LH (có tác dụng gây rụng trứng và hỗ trợ hoàng thể) ở mức thấp. Điều này gây ra rối loạn rụng trứng hoặc không rụng trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, vô kinh, mất ham muốn tình dục, nguy hiểm hơn là suy sinh dục. Chính vì vậy hàm lượng prolactin cao có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ bị vô sinh.

Trong một số trường hợp, chị em có chỉ số prolactin cao vẫn có kinh nguyệt và rụng trứng bình thường nhưng việc cơ thể không sản xuất đủ hormone progesterone sau khi trứng rụng sẽ khiến trứng được thụ tinh không thể làm tổ trong tử cung, từ đó dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Xét nghiệm prolactin cao có gây vô sinh không?

>>>>>Xem thêm: Điều trị ung thư đại tràng di căn não

Chỉ số prolactin cao có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ bị vô sinh

5. Điều trị tăng prolactin máu như thế nào hiệu quả nhất?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng nồng độ prolactin trong máu mà bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau.
– Điều trị nội khoa: đây là phương pháp thường được áp dụng đầu tiên với các loại thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ prolactin, thu nhỏ khối u tuyến yên và phục hồi khả năng rụng trứng.
– Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Phương pháp này thường được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với việc điều trị nội khoa và bắt đầu có triệu chứng giảm thị lực do khối u phát triển.

Nhìn chung tăng prolactin máu là một bệnh lý thường gặp trên lâm sàng, dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sự bất thường về nồng độ hormone này có thể gây vô sinh ở cả 2 giới. Bệnh có thể được xác định dễ dàng qua xét nghiệm máu, kết hợp với chẩn đoán hình ảnh (chụp X-Quang, MRI, CT) nhưng để điều trị hiệu quả thì cần sự phối hợp chuyên sâu của nhiều qua như khoa Nội tiết, Sản phụ khoa, Chẩn đoán hình ảnh. Vì vậy khi có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh như kinh nguyệt không đều, không có kinh nguyệt, tiết sữa khi không mang thai hoặc cho con bú, khô âm đạo thì cần đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, thăm khám và điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *