Ngôi thai chính là phần trình diện của thai nhi trước khung chậu của người mẹ. Từ đó, ngôi thai sẽ lọt và tiến triển trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Ngôi thai thuận được xem là điều kiện lý tưởng nhất giúp người mẹ sinh nở dễ dàng. Vậy ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu thì nhận biết được rõ nét nhất?
Bạn đang đọc: Ngôi thai thuận là gì? Ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu?
1. Ngôi thai thuận thường ở tuần bao nhiêu?
Ngôi thai thuận còn được biết đến với tên gọi khác là ngôi chỏm trước hay ngôi đầu. Trong thai sản, đây là tư thế mà đầu của thai nhi sẽ hướng về phía âm hộ, mông hướng về phía ngực và gáy quay về phía bụng của mẹ bầu. Ngôi thai thuận cũng được xem là tư thế lý tưởng nhất giúp mẹ bầu sinh thường thuận lợi. Bởi vì với tư thế này, khi mẹ bầu chuyển dạ:
Ngôi thai thuận ở tuần thứ bao nhiêu thì biết là thắc mắc của nhiều mẹ bầu
– Đầu của thai nhi sẽ đi vào chỗ rộng nhất của khung xương chậu. Nhờ đó mà con dễ dàng trượt xuống bên dưới xương mu và ra khỏi âm đạo trước tiên, còn tay và chân sẽ xuôi ra sau.
– Thai nhi sẽ gây áp lực lên phần cổ tử cung và kích thích một số hormone cần thiết hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chuyển dạ.
Dựa vào hướng mặt của thai nhi, ngôi thai thuận thường được chia thành 2 dạng là:
– Thai nhi quay đầu xuống và mặt hướng về lưng của mẹ: Có khoảng 95% trường hợp ngôi thai đầu thuộc dạng này. Đây cũng là vị trí thuận lợi nhất cho quá trình sinh nở của người mẹ.
– Thai nhi quay đầu xuống và mặt hướng về bụng của mẹ: Ngôi thai thuận theo dạng này sẽ khiến việc sinh nở của mẹ bầu gặp khó khăn hơn vì thai nhi dễ bị kẹt. Có khoảng 5% trường hợp ngôi đầu thuộc dạng này.
Còn nếu dựa vào mức độ cúi và ngửa đầu của thai nhi, ngôi thai thuận thường được chia thành 4 dạng như sau:
– Ngôi chỏm là ngôi có đầu cúi tốt nhất và phần chỏm nằm ở ngay eo trên.
– Ngôi mặt là khi mặt của thai nhi ngửa hết mức và nằm ở ngay eo trên.
– Ngôi trán là khi đầu của thai nhi không cúi và không ngửa, còn trán thì nằm ở ngay eo trên.
– Ngôi thóp trước là khi phần thóp của thai nhi nằm ở ngay eo trên.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện mang thai như thế nào?
Mẹ bầu nên đi khám định kỳ theo lịch trong gói thai sản để nắm rõ tình trạng của thai nhi
Thông thường, khi bước vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ sẽ bắt đầu quay đầu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Trên thực tế, thời điểm các bé quay đầu sẽ có sự khác nhau. Có 25% thai nhi sẽ ở ngôi mông vào tuần thứ 28 nhưng gần tới ngày dự sinh, con số này sẽ giảm chỉ còn khoảng 3 – 4%. Phần lớn thời điểm mà mẹ bầu có thể nhận biết được các dấu hiệu của ngôi thai thuận là từ tuần 32 – 36 của thai kỳ.
2. Dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận và những lời khuyên hữu ích
2.1 Dấu hiệu nhận biết chính xác ngôi thai thuận
Trên thực tế, mẹ sẽ không thể nhận biết được thai nhi đã quay đầu và ở ngôi thai thuận hay chưa bằng những dấu hiệu bên ngoài. Do đó, để có thể biết được em bé trong bụng có thuộc ngôi thai thuận hay không, mẹ sẽ phải sờ và cảm nhận những bộ phận của con bằng cách:
– Đặt hai tay vào phần bụng dưới và đẩy nhẹ bụng. Nếu mẹ thấy cứng cứng thì có thể là con đã nằm ở ngôi thuận và vị trí mà mẹ cảm nhận được là đầu của thai nhi. Còn nếu thấy mềm thì đó có thể là mông và thai nhi vẫn chưa quay đầu.
– Đặt hai tay vào hai bên trái, phải của vùng bụng. Tay phải giữ nguyên còn tay trái thì sờ nhẹ nhàng và làm ngược lại để xem phần lưng của thai nhi nằm bên nào để xác định được hướng mặt của con.
– Đặt hai tay vào vị trí đầu của con để xác định độ tụt.
Ngoài những cách kiểm tra trên, mẹ cũng có thể nhận biết được con thuộc ngôi thai thuận bằng vị trí thai máy và cử động trong bụng mẹ:
– Nếu thai nhi đạp ở trên rốn thì đầu của con đang quay xuống bên dưới và đã sẵn sàng cho hành trình ra đời.
– Nếu các cú đạp ở dưới rốn thì có thể thai nhi vẫn chưa quay đầu và vẫn còn ở ngôi mông.
– Nếu các cú đạp xuất hiện xung quanh rốn thì có thể thai nhi đang ở tư thế ngôi đầu nhưng mặt đang hướng về bụng của mẹ.
– Nếu thai nhi đạp ở 2 bên bụng thì có thể con mới chỉ quay đầu một ngửa và đang ở tư thế ngôi thai ngang.
>>>>>Xem thêm: Gói tầm soát ung thư cổ tử cung gồm những gì?
Siêu âm là phương pháp hiệu quả để biết ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu
Bên cạnh đó, nếu thai nhi đã quay đầu xuống dưới, mẹ cũng sẽ cảm nhận được các chuyển động mạnh ở phần bụng trên và ở phần bụng dưới sẽ nhẹ hơn. Hơn nữa, nghe nhịp tim của thai nhi cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết ngôi thai của bé.
Theo đó, mẹ có thể nhờ bố hoặc người thân lắng nghe nhịp tim của thai nhi. Nếu tim thai phát ra từ bụng dưới thì có thể là dấu hiệu của ngôi thai thuận và con đã quay đầu. Nếu đã thử những cách trên mà vẫn chưa xác định được thai nhi ở ngôi đầu hay chưa, mẹ hãy đợi đến lịch khám thai định kỳ trong gói thai sản và nhờ bác sĩ kiểm tra về ngôi thai.
2.2 Cách giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí
– Tư thế ngồi ưu tiên: Khi ngồi, dù là trên ghế làm việc hoặc trong ô tô, luôn cố gắng duy trì tư thế sao cho đầu gối thấp hơn phần hông. Bạn có thể thêm một miếng đệm để nâng cao phần hông, tạo áp lực nhẹ nhàng đẩy đầu gối xuống. Khuyến nghị về việc không ngồi ở cùng một vị trí quá lâu, không vượt quá 45 phút mỗi lần.
– Tư thế nằm hợp lý: Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ phải đối mặt với áp lực lớn từ thai nhi. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự xoay và cử động của thai nhi, hãy nằm nghiêng về phía trái. Việc này giúp cải thiện tuần hoàn máu đến thai nhi và tạo sự thoải mái.
– Chế độ tập luyện thông minh: Trong suốt thai kỳ, việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng rất quan trọng để duy trì sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Từ tuần 37 trở đi, bạn nên tập trung vào các động tác vận động chân, tay và hông, giúp chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
– Bơi lội: Việc bơi lội không chỉ giúp điều chỉnh ngôi thai mà còn tạo lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Hoạt động này giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ và giảm căng thẳng. Việc rèn luyện cơ bản và tạo sự thư giãn qua bơi lội có thể hỗ trợ quá trình chuyển dạ và làm cho quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
Bằng cách thực hiện những thói quen này, mẹ bầu không chỉ giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí mà còn tối ưu hóa sự thích nghi của cơ thể với việc chuyển dạ.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu và có thêm kiến thức bổ ích về ngôi thai thuận.Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.