Có nên sàng lọc trước sinh không và những ai nên làm?

Có nên sàng lọc trước sinh hay không là thắc mắc của không ít chị em khi có thai. Theo các chuyên gia Sản khoa, đây là biện pháp quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số. Vậy sàng lọc trước sinh là gì, những ai nên thực hiện phương pháp này? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích của chúng tôi qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Có nên sàng lọc trước sinh không và những ai nên làm?

1. Có nên sàng lọc trước sinh hay không và lợi ích khi thực hiện?

Sàng lọc trước sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thai nhi, gia đình và xã hội. Dưới đây là những lợi ích của phương pháp này mà cha mẹ cần lưu ý:

1.1 Phát hiện sớm dị tật thai nhi

– Giúp phát hiện sớm những bất thường của thai nhi như các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh.

– Phát hiện những dị tật di truyền bẩm sinh ở quá trình thụ thai, phát triển thai hoàn toàn có thể được phát hiện qua sàng lọc trước sinh. Ví dụ: Phương pháp xét nghiệm trước sinh Nipt đã có thể giúp thai phụ sàng lọc được hầu hết các dị tật bẩm sinh từ tuần thứ 10 của thai kỳ.

– Việc phát hiện sớm các dị tật này sẽ giúp bác sĩ can thiệp kịp thời, hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của thai phụ. Bởi nếu phát hiện muộn, việc can thiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, chấp nhận sinh trẻ ra với dị tật.

1.2 Sàng lọc trước sinh giúp theo dõi và kiểm tra sức khỏe thai nhi

Theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ của thai nhi bằng việc khám định kỳ, sàng lọc trước sinh sẽ giúp mẹ bầu an tâm và có sự chuẩn bị tốt hơn.

1.3 Sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu sinh con khỏe mạnh hơn

Bất kỳ bố mẹ nào cũng đều mong muốn sinh con khỏe mạnh, phát triển bình thường, thông minh. Nhưng không ai lường trước được những bất thường có thể xảy ra đối với thai nhi của mình. Do đó, sàng lọc trước sinh giúp kiểm tra, sàng lọc, dự phòng những nguy cơ xấu, từ đó có biện pháp phòng ngừa và sinh con khỏe mạnh.

Có nên sàng lọc trước sinh không và những ai nên làm?

Có nên sàng lọc trước sinh hay không là thắc mắc của không ít chị em khi có thai

1.4 Giúp cha mẹ chủ động, có kế hoạch chăm con tốt

Sàng lọc trước sinh giúp cha mẹ có thể kiểm tra các bệnh ký có thể lây truyền từ mẹ sang con, vị trí nằm của thai, kích thước của thai nhi, dự phòng sinh tốt hơn, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, nhiều trường hợp thai nhi lớn, đa thai, khó sinh cần sinh mổ, chủ động chọn địa chỉ sinh con đảm bảo hơn.

1.5 Cải thiện chất lượng dân số

Trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh sẽ trở thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Bởi chi phí điều trị dị tật bẩm sinh cho trẻ bị dị tật sau sinh rất cao, đặc biệt là trẻ dị tật tim. Trẻ có thể phải sống với những dị tật này cả đời, chăm sóc chế độ đặc biệt từ gia đình và hỗ trợ từ xã hội.

Với những lợi ích này, các chuyên gia y tế luôn tư vấn và khuyên thai phụ cần thực hiện sàng lọc trước sinh càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu thêm: Đặt vòng tránh thai có những ưu nhược điểm gì?

Có nên sàng lọc trước sinh không và những ai nên làm?

Theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ của thai nhi bằng việc khám định kỳ, sàng lọc trước sinh sẽ giúp mẹ bầu an tâm và có sự chuẩn bị tốt hơn

2. Những đối tượng nào nên thực hiện sàng lọc trước sinh?

Theo các chuyên gia, tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện sàng lọc trước sinh, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao thì càng nên thực hiện càng sớm càng tốt.

2.1 Phụ nữ tuổi cao mang thai

Phụ nữ mang thai khi tuổi đã cao (ngoài 35 tuổi) không những khả năng mang thai mà thai nhi còn có nguy cơ bị dị tật cao. Do đó, nếu phụ nữ mang thai ở tuổi này sẽ có nguy cơ cao bị dị tật thai nhi. Do đó, nếu mang thai ở tuổi này, chị em nên đi sàng lọc trước sinh sớm.

Phụ nữ từ 32 tuổi trở nên nếu đa thai cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao. Với mẹ bầu trên 40 tuổi thì cần làm thêm xét nghiệm chẩn đoán dị tật chính xác như: chọc ối, sinh thiết gai nhau…

2.2 Mẹ bầu sử dụng thuốc trong thời gian mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý và cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhiều loại kháng sinh, giảm đau, trị bệnh tiểu đường chống chỉ định với phụ nữ mang thai vì gây nguy cơ ngộ độc thai cao. Nếu không may sử dụng những thuốc này, mẹ bầu cần sớm đi sàng lọc để kiểm tra.

2.3 Tiền sử từng bị sảy thai

Những thai phụ từng bị sảy thai, đặc biệt là sảy thai 3 lần liên tiếp thì cần khám thai và sàng lọc thai cẩn thận.

2.4 Di truyền

Nếu trong gia đình của vợ/chồng hoặc con sinh ra trước đó từng bị dị tật bẩm sinh như: Down, dị tật tay chân, tim, bệnh di truyền, sứt môi, hở hàm ếch thì thai nhi cũng có nguy cơ cao bị di truyền mắc dị tật.

2.5 Biến chứng thai kỳ

Thai phụ mang thai bị mắc các bệnh như: tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao… thì khả năng mắc dị tật thai nhi rất cao.

2.6 Cha mẹ từng tiếp xúc với chất phóng xạ

Nếu cha mẹ làm việc ở môi trường có nhiều chất phóng xạ như: tiếp xúc tia X quang, CT… thì thai nhi cũng có nguy cơ cao bị dị tật.

2.7 Từng bị nhiễm virus trong thời gian mang thai

3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị nhiễm virus sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là các bệnh: sởi, thủy đậu… khiến cho thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, sinh non…

Có nên sàng lọc trước sinh không và những ai nên làm?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân chậm kinh nguyệt thường gặp ở chị em

Để thực hiện sàng lọc, mẹ bầu nên lựa chọn những địa chỉ y tế chất lượng để có kết quả chính xác

Qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng các bậc phụ huynh đang thắc mắc có nên sàng lọc trước sinh hay không đã có thể trả lời câu hỏi cho mình. Để thực hiện sàng lọc, mẹ bầu nên lựa chọn những địa chỉ y tế chất lượng, có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm để có kết quả chính xác và tư vấn phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *