Ứ dịch vòi trứng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nhiều chị em cảm thấy hoang mang, lo lắng khi biết mình bị ứ dịch vòi trứng. Bởi đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì, bệnh có thể điều trị được không, hãy cùng nghe chia sẻ của các chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Ứ dịch vòi trứng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1. Hình ảnh ứ dịch vòi trứng

1.1. Ứ dịch vòi trứng là thế nào?

Vòi trứng là một ống nhỏ, rỗng ruột có chiều dài khoảng 9-12cm nối giữa tử cung và buồng trứng. Do có đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 1mm nên vòi trứng là bộ phận rất dễ bị tổn thương và bít tắc.

Ứ dịch vòi trứng (hay còn gọi là ứ dịch tai vòi, ứ dịch ống dẫn trứng) là hiện tượng vòi trứng bị tắc bởi các chất dịch, mủ. Các chuyên gia Sản khoa cho biết, hầu hết nữ giới chỉ phát hiện ra ống dẫn trứng bị ứ dịch khi bệnh đã ở giai đoạn nặng vì thế việc điều trị khá khó khăn và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.

Ứ dịch vòi trứng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hình ảnh ứ dịch tại ống dẫn trứng

1.2. Dấu hiệu nhận biết sớm ứ dịch vòi trứng

Tình trạng ứ dịch ở tai vòi khá khó phát hiện, các biểu hiện của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác nên chị em thường chủ quan. Tuy nhiên bệnh cũng có một vài triệu chứng để nữ giới cảnh giác như sau:

– Khó có thai: Nếu trong vòng một năm 2 vợ chồng quan hệ bình thường, không sử dụng biện pháp tránh thai, người chồng cũng không mắc bất kỳ bệnh nam khoa nào thì rất có thể nguyên nhân gây hiếm muộn là do bạn bị ứ dịch ở ống dẫn trứng. Hiện tượng ứ dịch tại đây sẽ ngăn cản con đường trứng và tinh trùng gặp nhau nên rất khó thụ thai.

– Kinh nguyệt không đều: Ống dẫn trứng ứ dịch trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của buồng trứng, gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, tắt kinh, chu kỳ kinh nguyệt ngắn bất thường…

– Âm đạo tiết dịch nhiều bất thường: Dịch âm đạo bình thường chủ yếu có màu trắng trong, không mùi. Tuy nhiên nếu bạn thấy dịch âm đạo ra nhiều khi không ở trong chu kỳ rụng trứng hoặc trước mỗi kỳ kinh nguyệt, dịch lỏng, loãng như nước thì rất có thể vòi trứng đã bị ứ dịch.

– Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới, tình trạng đau tăng thêm khi gần đến ngày có kinh, kèm theo đó là một số biểu hiện như đau lưng, mệt mỏi, sốt nhẹ thì bạn hãy nhanh chóng đi kiểm tra vòi trứng ngay nhé.

Tìm hiểu thêm: Buồn nôn kéo dài – 1 dấu hiệu ung thư gan

Ứ dịch vòi trứng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau bụng âm ỉ, đau tăng lên khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu ứ dịch tại tai vòi chị em cần lưu ý

2. Nguyên nhân vòi trứng bị ứ dịch là gì?

Hiện tượng vòi trứng bị ứ dịch sẽ xuất hiện sau khi vòi trứng bị tác động bởi nhiều nguyên nhân như:

– Do bị các bệnh viêm nhiễm khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng… trong thời gian dài mà không được điều trị triệt để.

– Quan hệ tình dục không an toàn khiến âm đạo bị viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục.

– Vệ sinh vùng kín không đúng cách trong thời gian có kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, tăng nguy cơ ứ dịch.

– Những người có tiền sử phẫu thuật ở cơ quan sinh dục đặc biệt là phẫu thuật tại vòi trứng cũng có nguy cơ cao bị ứ dịch tại đây.

– Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác có thể gây ứ dịch tại vòi trứng như rối loạn nội tiết tố, viêm ruột thừa vỡ, nạo phá thai không an toàn.

3. Ảnh hưởng của ứ dịch ống dẫn trứng đến khả năng sinh sản

Theo các bác sĩ Sản khoa, tình trạng ứ dịch tại vòi trứng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những tổn thương như:

– Gây vô sinh hiếm muộn: Vòi trứng có chức năng hứng trứng rụng từ buồng trứng và cũng là nơi để trứng và tinh trùng gặp nhau. Khi ống dẫn trứng bị tắc do dịch sẽ ngăn cản trứng gặp tinh trùng vì thế khả năng thụ thai cũng trở nên kém đi.

– Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung: Trứng và tinh trùng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển qua vòi trứng về tử cung để làm tổ và phát triển thành bào thai. Ống dẫn trứng bị ứ dịch có thể khiến cho hợp tử làm tổ ngay tại vòi trứng (gọi là mang thai ngoài tử cung). Đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

– Ống dẫn trứng bị ứ dịch trong một thời gian dài sẽ khiến vòi trứng bị viêm nhiễm nặng, lúc này người bệnh sẽ buộc phải cắt bỏ vòi trứng.

– Làm nội mạc tử cung bị tổn thương: Dịch viêm từ vòi trứng có thể chảy vào tử cung gây nên tình trạng viêm nhiễm niêm mạc tử cung.

Ứ dịch vòi trứng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Các loại dán sứ veneer phổ biến nhất

Vô sinh hiếm muộn là biến chứng nặng nề nhất của tình trạng ống dẫn dẫn trứng bị ứ dịch tới sức khỏe sinh sản nữ giới

4. Có những phương pháp nào giúp điều trị ứ dịch ống dẫn trứng?

Tùy vào tình trạng ứ dịch ở 1 hay 2 bên vòi trứng, mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất. Hiện có một số phương pháp điều trị chính như sau:

– Phẫu thuật nội soi thông tắc ống dẫn trứng: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nội soi đặt vào ống dẫn trứng để lấy chất dịch bị ứ đọng ra khỏi đây. Đồng thời bác sĩ cũng tách phần ống dẫn trứng bị dính và mở thông vòi trứng. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như hiệu quả thành công cao, thực hiện nhanh chóng và thời gian hồi phục của người bệnh nhanh.

– Chích xơ: Bác sĩ sẽ dùng kim hút chất lỏng ứ dịch trong ống dẫn trứng ra rồi tiêm một loại thuốc chuyên biệt để ngăn dịch tích tụ trở lại. Phương pháp này có ưu điểm là ít biến chứng ảnh hưởng, thời gian hồi phục nhanh hơn so với phẫu thuật nhưng khả năng tái phát trở lại cũng cao.

– Cắt bỏ ống dẫn trứng: Phương pháp cắt vòi trứng chỉ được chỉ định thực hiện khi tình trạng ứ dịch bên trong ống dẫn trứng rất nặng, có thể gây nhiễm trùng tới các cơ quan xung quanh nếu không tiến hành loại bỏ sớm. Tuy nhiên nếu cắt cả 2 vòi trứng thì bệnh nhân sẽ không còn khả năng mang thai tự nhiên nữa.

Hy vọng những thông tin chi tiết được chia sẻ ở trên đã giúp nữ giới hiểu hơn về tình trạng ứ dịch ở vòi trứng từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả. Tốt nhất để bảo vệ sức khỏe sinh sản, nữ giới hãy theo dõi các triệu chứng bất thường của bản thân và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *