Siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm có nguy hiểm không?

Biết được cân nặng của thai nhi phản ánh phần nào về sự phát triển của con có thực sự khỏe mạnh hay có đang gặp bất kỳ vấn đề nào hay không. Vì vậy, nhiều mẹ khi nhận kết quả siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm đều rơi vào trạng thái vô cùng lo lắng: Không biết rằng, con có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay cơ thể của mẹ bị bệnh lý nào đấy gây ảnh hưởng đến con? Để biết được tình trạng này có phải là một triệu chứng bất thường nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng nhau giải đáp trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm có nguy hiểm không?

1. Tìm hiểu về việc siêu cân nặng thai nhi

1.1 Siêu âm cân nặng thai nhi là gì?

Siêu âm hiện đang là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong việc theo dõi thai kỳ. Trong đó, cân nặng thai nhi là một chỉ số mà bác sĩ và mẹ bầu vô cùng quan tâm. Tuy nhiên, với phương pháp siêu âm lại không thể cho ra được kết quả chính xác tuyệt đối 100% cân nặng của con, mà cân nặng sẽ bị sai lệch trong khoảng 8-15%.

Siêu âm nặng thai nhi được xem là chính xác nhất là khoảng vào nửa đầu của thai kỳ. Vào giai đoạn nửa thai kỳ sau, tốc độ của mỗi em bé phát triển rất nhanh, càng đến gần ngày dự sinh thì em bé càng phát triển lớn hơn và bác sĩ cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xác định chính xác cân nặng thai nhi.

Siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm có nguy hiểm không?

Siêu âm cân nặng thai nhi không thể cho ra kết quả chính xác tuyệt đối mà sẽ có sự sai lệch khoảng 8-15%

1.2 Các thông số ước tính cân nặng thai nhi

Để xác định được cân nặng của thai nhi là bao nhiêu thì bác sĩ cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Có hơn 30 thuật toán được sử dụng để dự tính được cân nặng thông qua siêu âm từ những vị trí khác nhau trên cơ thể của bé. Trong đó có 4 thông số chính thường được dùng để ước tính cân nặng và kích thước của bé:

– Kích thước chu vi vòng đầu

– Kích thước đường kính lưỡng đỉnh: Kích thước này được đo ở mặt cắt lớn nhất từ trán đi ra sau gáy.

– Chu vi của bụng: Đây được xem là thông số chính xác nhất giúp tính cân nặng thai nhi

– Kích thước của chiều dài xương đùi

Ngoài ra các yếu tố khác như tuổi thai, tình trạng bệnh lý của mẹ… cũng sẽ được kết hợp để tính số cân nặng thai nhi.

2. Siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm có nguy hiểm không?

Trong quá trình mang thai, bất cứ mẹ bầu nào cũng đều mong rằng còn mình phát triển và khỏe mạnh bình thường so với cân nặng tiêu chuẩn. Nhưng nếu như siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm thì nguy hiểm như thế nào?

Khi cân nặng của con bị giảm xuống so với lần siêu âm trước đây thì mẹ bầu không nên quá lo lắng và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân. Như đã chia sẻ ở trên, cân nặng thai nhi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe của con, sức khỏe của mẹ, máy siêu âm và kinh nghiệm của bác sĩ. Lúc này, mẹ hãy bình tĩnh và lắng nghe bác sĩ phân tích các chỉ số khác như thể tích nước ối, động mạch tử cung, chỉ số Doppler động mạch não giữa, đo giao động tim thai trong giới hạn bình thường thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm và tiếp tục theo dõi thai kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong ngày, đặc biệt ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu nếu như em bé bị giảm vào những tháng cuối thai kỳ.

Tuy nhiên, khi mẹ siêu âm cân nặng thai nhi bị tăng vượt ngưỡng cho phép sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ nguy hiểm như sau:

– Những thai nhi có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.

– Sau khi sinh ra, mẹ có thể sẽ chậm phản xạ khóc, khóc yếu, dễ bị ngừng thở từng cơn, không chuyển động và xuất hiện những cơn ngất lịm.

– Khi thai nhi bị thừa cân hoặc kích thước quá to sẽ khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn hơn và gây tổn thương cho cơ quan sinh dục của người mẹ.

– Bé dễ bị mắc phải những bệnh lý liên quan đến phổi sau khi sinh, có nguy cơ bị suy hô hấp, nguy cơ béo phì, nguy cơ rối loạn chuyển hóa sau khi sinh.

 

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng của bệnh ung thư não

Siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm có nguy hiểm không?

Bảng cân nặng thai nhi các mẹ bầu có thể tham khảo

3. Cân nặng của mẹ ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi như thế nào?

Cân nặng của mẹ trong thời gian mang thai chiếm vai trò vô cùng quan trọng bởi nó sẽ ảnh hường trực tiếp đến cân nặng của thai nhi. Nếu như, mẹ bầu tăng cân quá ít sẽ khiến cho thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng đáp ứng đủ để phát triển, khi đó khả năng sinh non có thể sẽ xảy ra. Nếu như, mẹ bầu bị tăng cân quá nhiều sẽ làm cho nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ tăng cao. Do đó, khi sinh thì khả năng mổ cũng cao hơn bình thường.

Mức cân nặng của mẹ nên điều chỉnh như sau:

– Đối với thai đơn, người mẹ nên tăng dao động từ 10-12kg. Đối với những người mang song thai, số cân nặng nên tăng trong khoảng từ 16-20 kg.

– Trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5 – 2kg, nếu như mẹ bị thiếu cân nên tăng khoảng 2,5 kg, còn đối với mẹ bị thừa cân thì chỉ nên tăng khoảng 1kg.

– Từ giai đoạn 3 tháng giữa trở đi, mẹ bầu nên tăng trung bình mỗi tuần 0,5 kg. Còn nếu như mẹ bầu bị thừa cân thì mỗi tuần chỉ nên tăng từ 0,2-0,3 kg.

Do vậy, để bảo vệ con một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập để cân bằng số cân nặng trong mức cho phép, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Theo lời khuyên của chuyên gia y tế, mẹ bầu nên có những vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga mỗi ngày khoảng 30 phút để cơ thể được khỏe mạnh hơn.

Siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Kiến thức về phương pháp tầm soát ung thư vú khi mang thai

Cân nặng của mẹ có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi

Trên đây là những chia sẻ cần thiết liên quan đến cân nặng của thai nhi trong suốt thai kỳ. Hy vọng rằng, bài viết của chúng tôi đã giúp mẹ hiểu rõ hơn việc cân nặng thai nhi bị giảm có thực sự nguy hiểm hay không. Nếu như mẹ có thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được trả lời nhanh chóng, chính xác nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *