Những vấn đề liên quan đến đẻ mổ và đẻ thường là thắc mắc thường gặp nhất khi các mẹ bầu đến giai đoạn cuối của thai kỳ. Hai phương pháp vượt cạn này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để biết được sinh thường hay sinh mổ phù hợp với bạn nhất thì cần phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và chỉ định của bác sĩ để có được một hành trình vượt cạn thành công.
Bạn đang đọc: Giữa đẻ mổ và đẻ thường phương pháp nào tốt hơn?
1. Tìm hiểu về ưu, nhược điểm của đẻ mổ và đẻ thường
Đẻ mổ và đẻ thường là hai phương pháp sinh nở đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng không chỉ đối với thai nhi mà còn tới sức khỏe của mẹ. Cụ thể như sau:
1.1 Đẻ thường
1.1.1 Ưu điểm
– Em bé khi được đẻ thường sẽ đi qua âm đạo của người mẹ và lồng ngực của bé phải chịu một lực ép nhất định cho nên các dịch trong phổi của em bé sẽ thoát ra hết. Sau khi chào đời, em bé cất tiếng khóc thì phổi sẽ nở ra và hệ hô hấp bắt đầu được hoạt động bình thường. Hầu hết, theo ý kiến của các chuyên gia y tế đều nhận định rằng: khi đẻ thường, trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn so với những trường hợp đẻ mổ.
– Khi qua đường sinh tự nhiên em bé sẽ được tiếp xúc với những vi khuẩn có lợi trong âm đạo của người mẹ để hình thành và phát triển hệ miễn dịch sau này. Vì vậy, hệ miễn dịch của trẻ đẻ thường sẽ chỉ mất khoảng 10 ngày là đã hoạt động tốt. Do đó, trẻ sinh thường ít ốm vặt, ít có nguy cơ bị dị ứng và dễ nuôi hơn so với trẻ đẻ mổ.
– Nguồn sữa mẹ không lo bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc.
Đẻ thường giúp dịch trong phổi của em bé được thoát hết ra ngoài
1.1.2 Nhược điểm
– Mặc dù đối với em bé sinh thường có rất nhiều điểm tốt, tuy nhiên mẹ sẽ bị mất sức nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ.
– Phương pháp này không an toàn tuyệt đối đối với những mẹ gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ như là nhau tiền đạo, tử cung bé, xương chậu hẹp, thai ngôi ngược…
– Khu vực chậu và tầng sinh môn của mẹ dễ bị tổn thương nặng nề nếu mẹ không biết cách rặn đẻ và chăm sóc sau sinh.
1.2 Đẻ mổ
1.2.1 Ưu điểm của sinh mổ
– Phương pháp sinh mổ giúp cho mẹ bầu không mất sức vì không phải chịu đựng cơn đau đẻ, hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra.
– Ca sinh mổ diễn ra nhanh chóng hơn sinh thường và được chuẩn bị cẩn thận cho mọi tình huống phát sinh.
– So sánh giữa đẻ mổ và đẻ thường thì đẻ mổ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời, bởi vì phương pháp này rất dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt, nếu như thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm thì bác sĩ có thể lấy bé ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh.
Với đẻ mổ thai phụ không bị mất sức trong quá trình sinh con và hoàn toàn tỉnh táo
1.2.2 Nhược điểm của đẻ mổ
– Khi đẻ mổ thì em bé sẽ không đi qua đường sinh tự nhiên của người mẹ và khiến cho phổi của bé không phải chịu lực co thắt mạnh cho nên dễ còn tồn dịch ối trong phổi. Điều này dẫn đến việc trẻ dễ bị thở khò khè và có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp cao hơn những trẻ sinh thường sau này.
– Trẻ không được tiếp nhận vi khuẩn có lợi từ âm đạo người mẹ cho nên quá trình hình thành hệ miễn dịch của cơ thể thường bị chậm trễ, có nhiều bé phải kéo dài tới 6 tháng mới hoàn thiện.
– Mẹ chưa thể cho con bú trong những giờ đầu sau khi sinh vì sữa có thể chưa về ngay.
– Mẹ sẽ có một vết mổ cũ trên tử cung và có nguy cơ bị tai biến trong lúc mang thai cũng như chuyển dạ lần tiếp theo nhiều hơn người không có vết mổ cũ. Hầu hết những người đã từng sinh mổ lấy thai ở lần 1 thì cũng nên sinh mổ ở lần tiếp theo.
– Gặp nhiều nguy cơ hơn ở lần mang thai sau như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, vỡ tử cung…
Nhìn chung thì đẻ mổ và đẻ thường đều mang những ưu điểm nổi trội riêng, tuy nhiên không thể nhanh chóng kết luận chính xác rằng với trường hợp này sẽ đẻ thường hay đẻ mổ mà còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, trong suốt hành trình mang thai, bác sĩ sẽ cố gắng hết sức để sức khỏe của mẹ luôn nằm trong ngưỡng an toàn để có thể sinh con tự nhiên.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân có thai ngoài dạ con
Đẻ thường hay đẻ mổ mẹ bầu không thể tự quyết định mà cần phải phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất cho hai mẹ con
2. Những trường hợp bắt buộc phải đẻ mổ
Như chúng ra đã biết, giữa đẻ mổ và đẻ thường thì đẻ mổ sẽ để lại nhiều ảnh hưởng cho mẹ và em bé sau này, cho nên các bác sĩ sẽ không chỉ định mổ nếu như không cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì mổ lấy thai là chỉ định bắt buộc:
– Khung chậu có dấu hiệu bất thường: Sẽ chỉ định mổ lấy thai nếu như khung chậu méo, khung chậu hẹp tuyệt đối…
– Đường ra của thai bị cản trở: Có khối u tiền đạo, rau tiền đạo trung tâm hay các trường hợp rau tiền đạo chảy máu cần phải mổ cấp cứu để cứu mẹ.
– Mẹ bị mắc các bệnh lý toàn thân mạn tính hay cấp tính nếu như sinh thường có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng như bệnh tim nặng, tiền sản giật nặng và sản giật, cường giáp…
– Mẹ có các bất thường ở đường sinh dục dưới như hẹp âm đạo, tiền sử sinh trước có rách tầng sinh môn độ 4, vách ngăn ngang âm đạo tiền sử mổ rò âm đạo trực tràng, mổ sa sinh dục.
– Có các dị dạng của tử cung như: tử cung đôi, tử cung hai sừng… đặc biệt là khi kèm theo ngôi thai bất thường thì vách ngăn tử cung ảnh hưởng đến đường đi ra của thai nhi.
– Em bé bị suy dinh dưỡng/chậm tăng trưởng trong tử cung nặng.
– Thai thiếu máu: có sự bất đồng nhóm máu với mẹ có nguy cơ thai chết lưu trong tử cung.
– Các ngôi có dấu hiệu bất thường: ngôi ngang, ngôi ngược.
– Mang đa thai: nếu một thai không phải là ngôi đầu.
– Chuyển dạ có diễn tiến suy thai khi chưa đủ điều kiện sinh thường.
– Chỉ định mổ lấy thai vì có các diễn biến bất thường trong quá trình chuyển dạ.
>>>>>Xem thêm: Bị hôi miệng phải làm sao để hết?
Khi ngôi thai có dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những cơ sở được đông đảo mẹ bầu trên toàn cả nước an tâm lựa chọn. Với trình độ chuyên môn của các bác sĩ Sản khoa đến từ những bệnh viện tuyến đầu, xử lý an toàn hàng ngàn ca sinh khó, cùng thiết bị y tế hiện đại bậc nhất và dịch vụ chăm sóc mẹ bầu chuyên nghiệp, Thu Cúc sẽ là người đồng hành tận tình nhất trên hành trình vượt cạn cùng với mẹ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.