Thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ khiến cho cơ thể mẹ bầu đối phải mặt với rất nhiều nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Hiểu rõ được hiện tượng thai ngoài tử cung là gì cũng như các dấu hiệu cơ thể cho thấy phôi thai làm tổ bên ngoài sẽ giúp mẹ phòng tránh được nhiều nguy cơ.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu thai ngoài tử cung bị vỡ – Mẹ bầu cẩn trọng!
1. Hiện tượng mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng phôi thai làm tổ bên ngoài thay vì làm tổ bên trong buồng tử cung và tại những vị trí bất thường như là: vòi trứng, trong ổ bụng, thành của ruột, rãnh đại tràng lên,… Nguyên nhân khiến cho người mẹ mang thai ngoài tử cung là thường do xuất phát từ viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm tại vùng chậu hoặc do dị tật ống dẫn trứng, bị hẹp ống dẫn trứng. Những người bị u nang buồng trứng, đã từng làm nạo phá thai hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn so với người bình thường.
Khi khối thai ngoài tử cung vỡ sẽ gây nên hiện tượng máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, làm nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người mẹ. Thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ làm cho mẹ có cảm giác bị đau bụng dữ dội, các cơn đau quặn thắt và kéo dài liên tục, kèm theo đó là cảm giác bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí nếu nặng có thể dẫn đến bị ngất xỉu.
Vì vậy, ngay sau khi biết mình mang thai và chậm kinh khoảng 1-2 tuần, mẹ bầu nên tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra xem rằng túi thai đang nằm trong hay ngoài tử cung, em bé có đang phát triển tốt hay không,…
Thai ngoài tử cung khi bị vỡ sẽ khiến xảy ra hiện tượng máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người mẹ
2. Các dấu hiệu cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ
Khi mang thai ngoài tử cung, cho dù phôi thai làm tổ ở vòi trứng hay bất kỳ vị trí nào đi nữa bên ngoài buồng tử cung cũng đều tiềm ẩn nguy cơ vị vỡ bất cứ lúc nào. Bởi vì, bên trong cơ thể của chúng ta chỉ có duy nhất buồng tử cung mới đảm nhiệm chứng năng nuôi dưỡng và phát triển phôi thai cho đến khi em bé ra đời. Còn những vị trí còn lại hoàn toàn không có tính đàn hồi để đảm bảo được diện tích cho phôi thai phát triển cũng như khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Vì vậy, khi phôi thai phát triển càng lớn thì vòi trứng hay các bộ phận thai làm tổ sẽ càng căng ra, cho đến một giai đoạn nhất định sẽ bị vỡ. Đối với những mẹ bầu có nguy cơ thai bị vỡ sẽ có một số dấu hiệu điển hình như sau:
– Có hiện tượng bị trễ kinh, rong huyết và có cảm giác bị đau bụng vùng dưới kéo dài.
– Khi sắp vỡ mẹ sẽ cảm thấy có lúc đau nhói, cơ đau lúc tăng lúc giảm, sau đó là cảm giác đau bụng muốn đi vệ sinh, muốn rặn ra ngoài và đi tiểu lắt nhắt nhiều lần.
– Còn khi thai đã vỡ thì mẹ sẽ thấy xuất hiện một cơn đau nhói dữ dội, sau đó là cảm giác vô cùng mệt mỏi mệt mỏi đến mức người mẹ cảm thấy như sắp ngất, nếu như không được mổ kịp thời có thể dẫn đến hệ lụy xấu nhất là tử vong trên đường cấp cứu.
– Mạch của mẹ bầu đập nhanh, nhẹ, huyết áp ngày càng tụt thấp dần.
Khi thai bị vỡ mẹ sẽ thấy xuất hiện một cơn đau nhói dữ dội, sau đó là cảm giác vô cùng mệt mỏi mệt mỏi đến mức người mẹ cảm thấy như sắp ngất
3. Những phương pháp điều trị dành cho thai ngoài tử cung
Với tất cả những trường hợp mang thai ngoài tử cung thì đều cần phải đình chỉ thai kỳ sớm nhất có thể để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai khi bị mang thai ngoài tử cung cũng phải phẫu thuật. Có 3 phương pháp được áp dụng đó là: sử dụng thuốc, phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở đối với trường hợp mang thai ngoài tử cung bị vỡ.
3.1 Điều trị bằng thuốc
Với những trường hợp khối thai chưa vỡ và có đường kính
Trong quá trình điều trị thì người mẹ sẽ được theo dõi cho tới khi nồng độ βhCG trở về âm tính. Khi theo dõi nếu như phát hiện nồng độ βhCG tăng hoặc giảm không như mong đợi, người mẹ sẽ cần phải bổ sung liều thuốc lặp lại hoặc có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Ưu điểm của phương pháp này đó là người mẹ sẽ bảo tồn được vòi trứng và duy trì được khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số nhược điểm như là có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc khiến cho cơ thể cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, thay đổi thị lực, rụng tóc, tiêu chảy, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời,….
Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ có đau không? Quy trình các bước bọc răng sứ
Với những khối thai có đường kính khoảng 3cm thì thường sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc
3.2 Điều trị bằng phẫu thuật nội soi
Phương pháp phẫu thuật nội soi sẽ được áp dụng cho những trường hợp khối thai đã lớn nhưng chưa có dấu hiệu bị vỡ. Ưu điểm của việc thực hiện phương pháp này đó là thời gian thực hiện nhanh, có tính thẩm mỹ cao và thời gian hồi phục sau phẫu thuật cũng nhanh.
3.3 Điều trị bằng phẫu thuật mổ mở
Khi mà thai ngoài tử cung có hiện tượng bị vỡ thì chắc chắn rằng bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật mổ mở bởi có quá nhiều máu chảy ồ ạt trong ổ bụng. Với phương pháp này thời gian phục hồi sau phẫu thuật cũng sẽ lâu hơn so với phương pháp mổ nội soi.
>>>>>Xem thêm: Đẻ mổ có bị sa tử cung không? Cách phòng tránh ra sao?
Khi thai ngoài tử cung có hiện tượng bị vỡ sẽ phải điều trị bằng mổ mở
Vì vậy, khi phát hiện được mình mang thai thì việc đầu tiên mẹ cần làm đó là gặp trực tiếp bác sĩ để nắm được thai nhi có làm tổ đúng vị trí trong cơ thể không. Nếu như không may phôi thai nằm ngoài buồng tử cung thì phải tiến hành điều trị ngay lập tức, tránh tình trạng thai ngoài tử cung bị vỡ, gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.