Sau tiêm vacxin, cơ thể của trẻ rất nhạy cảm và cần được theo dõi, chăm sóc cẩn thận. Trong đó, vấn đề ăn uống là điều cha mẹ hết sức lưu ý. Có 5 món ăn sau cha mẹ có thể bổ sung dưỡng chất và kích thích sản sinh kháng thể khi trẻ vừa tiêm vacxin xong.
Bạn đang đọc: Trẻ nên ăn 5 món này sau tiêm vacxin để phục hồi nhanh
1. Vì sao cần chăm sóc trẻ sau tiêm vacxin cẩn thận?
Tiêm chủng cho trẻ là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công của các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, sau khi vacxin được đưa vào cơ thể thì trẻ có thể gặp các tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng, tùy vào điều kiện sức khỏe ở mỗi trẻ.
Thông thường, các phản ứng sau tiêm ở thể nhẹ thường tồn tại trong thời gian ngắn (khoảng 1 – 2 ngày) rồi tự biến mất. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi trẻ cẩn thận:
– Quấy khóc.
– Sưng đỏ, hơi đau ở vị trí tiêm.
– Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ).
– Có thể bỏ ăn hoặc bỏ bú.
– Phát ban nhẹ.
– Tiêu chảy.
Bên cạnh đó, những phản ứng sau tiêm nghiêm trọng tuy ít gặp nhưng không phải không xảy ra:
– Sốc phản vệ.
– Toàn thân co giật.
– Sốt cao bất thường.
– Quấy khóc không ngừng.
– Khó thở, không tỉnh táo.
Để giúp trẻ hồi phục nhanh, hạn chế rủi ro xảy ra, việc chăm sóc trẻ sau tiêm vacxin là rất quan trọng. Khi chích ngừa xong, trẻ cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở y tế. Nếu không có phản ứng nào, trẻ được về nhà và cha mẹ cần tiếp tục theo dõi trong 24h tiếp theo các chỉ số:
– Thân nhiệt, nhịp thở.
– Trạng thái khi vui chơi, ăn, ngủ.
– Biểu hiện tại vị trí tiêm và vùng da toàn thân.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt, nghỉ ngơi của trẻ.
Trẻ sau khi tiêm phòng cần được chăm sóc cẩn thận
2. 5 Món ăn bổ dưỡng cho trẻ sau khi tiêm vacxin
2.1. Thịt gà – Món ăn phù hợp cho trẻ ăn sau tiêm vacxin
Thịt gà giàu protein và chứa axit amin cysteine có tác dụng kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ thịt gà có thể bồi bổ cho trẻ như là:
– Thịt gà luộc.
– Cháo gà.
– Súp gà.
Nhất là với trẻ bị sốt sau tiêm phòng thì cha mẹ nên ưu tiên cháo gà, súp gà để vừa bổ sung chất dinh dưỡng, cung cấp vitamin khoáng chất và bù nước.
2.2. Các loại cá béo
Nhóm cá béo gồm các loại cá thu, cá hồi, cá cơm,… đều rất quen thuộc và thường được chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Cá béo chứa một nguồn dinh dưỡng dồi dào gồm:
– Protein.
– Axit béo Omega 3.
Trẻ sau tiêm vacxin, cha mẹ có thể cho ăn cá hồi bởi đặc tính thịt cá mềm, dễ nuốt và chứa lượng protein cao để phục hồi cơ thể. Ngoài ra, cá hồi cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin D quan trọng trong hệ thống miễn dịch.
Cá hồi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi
2.3. Rau xanh và trái cây tươi
Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ giúp tăng hiệu quả bảo vệ mà vacxin mang lại. Bên cạnh đó, chăm sóc và chú ý đến chế độ dinh dưỡng sau tiêm để cơ thể có đủ dưỡng chất, tăng sinh kháng thể. Không chỉ giai đoạn sau tiêm, rau xanh và trái cây tươi nên chiếm 30% trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
Đối với rau xanh, cha mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn các loại rau có màu xanh sẫm, như:
– Rau ngót.
– Rau muống.
– Rau dền.
– Rau bí.
– Bông cải xanh.
– Rau chân vịt.
Đối với trái cây, cha mẹ nên ưu tiên các loại chứa nhiều beta – caroten để cơ thể chuyển hóa thành chất xơ, vitamin A và các chất chống viêm. Các chất này đều có khả năng hỗ trợ miễn dịch. Ví dụ:
– Cam, quýt.
– Dâu tây, dâu đen.
2.4. Sữa chua rất tốt cho trẻ sau tiêm vacxin
Sữa chua là món ăn yêu thích của trẻ bởi đặc tính mềm mịn, dễ ăn. Bên cạnh đó, sữa chua có chứa men vi sinh có lợi, là những chủng vi khuẩn có thể cư trú trong ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Hơn nữa, các sản phẩm làm từ sữa giúp tăng cường vitamin D và các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, cha mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua với lượng vừa đủ, không quá nhiều để góp phần hỗ trợ tiêu hóa cũng như tăng khả năng miễn dịch sau tiêm vacxin.
Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin cúm cho bé hàng năm có cần thiết không?
Cha mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua nhưng với lượng vừa đủ, không nên cho ăn quá nhiều
2.5.. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt được đánh giá là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Bởi chúng có chứa nhiều thành phần hỗ trợ giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh:
– Chất xơ.
– Chất đạm.
– Vitamin.
– Khoáng chất.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn với lượng vừa phải, cân đối với lượng cơm trong bữa ăn để tránh nạp calo quá nhiều.
3. Những món ăn cha mẹ nên tránh
3.1. Nhóm đồ ăn chứa nhiều đường và chất béo bão hòa
Hầu hết trẻ em nào cũng thích đồ ngọt, những đồ chứa nhiều đường như kẹo, bánh, sô cô la,… Tuy nhiên, vào thời gian trẻ mới tiêm phòng xong thì cha mẹ cần tránh cho trẻ tiêu thụ nhóm món ăn khoái khẩu này. Bởi đồ ngọt có thể làm tăng phản ứng viêm với cơ thể, cực kỳ không tốt cho trẻ.
Bên cạnh đó, những món ăn chứa chất béo bão hòa cũng không nên cho trẻ ăn trong giai đoạn này. Chúng cũng làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể của trẻ và làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch đang phải chống lại các phản ứng của vacxin. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này cũng làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu không để ý và cho trẻ tiêu thụ thì sẽ làm trầm trọng hơn các vấn đề đường ruột ở trẻ.
3.2. Thực phẩm cay nóng
Đồ ăn cay với nhiều tiêu, ớt,.. và đồ ăn nóng như chiên, rán sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nhất là sau khi tiêm phòng thì hệ tiêu hóa của trẻ cực kỳ nhạy cảm. Nếu trẻ tiêu thụ thì dễ xảy ra tình trạng nôn ói, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… Từ đó ảnh hưởng đến khả năng và thời gian phục hồi của trẻ sau tiêm.
>>>>>Xem thêm: Các mũi vacxin cho bé và những câu hỏi về tiêm chủng
Đồ ăn cay nóng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Trên đây là 5 món ăn cha mẹ cần bổ sung cho trẻ sau tiêm vacxin. Lưu ngay lại để có thể chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ trong lần tiêm tới nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.