Tổng hợp các phương pháp điều trị có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung là một trong những vấn đề mà nhiều chị em lo lắng sẽ gặp phải nhất khi mới bắt đầu thai kỳ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về nguyên nhân “Vì sao dẫn đến việc có thai ngoài tử cung và hiện nay có những biện pháp điều trị như thế nào”.

Bạn đang đọc: Tổng hợp các phương pháp điều trị có thai ngoài tử cung

1. Nguyên nhân dẫn đến có thai ngoài tử cung là gì?

1.1. Thế nào gọi là có thai ngoài tử cung?

Có thể nói rằng, mang thai ngoài tử cung nghe không còn quá xa lạ đối với chúng ta, song không phải bất kỳ ai cũng rõ được về hiện tượng này. Trên thực tế, đây là một hiện tượng bất thường xảy ra trong thai kỳ.

Theo đúng quy trình thì trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển đến tử cung và bám vào đó rồi dần dần thai nhi sẽ phát triển. Còn với người phụ nữ không may mang thai ngoài tử cung thì trứng đã thụ tinh này vẫn ở sẽ nguyên vị trí ống dẫn trứng hoặc một số vị trí khác bên ngoài tử cung. Bào thai sẽ bám vào đó, rồi bắt đầu quá trình phát triển. Đây là nơi hoàn toàn không được cấu tạo nên để thai nhi tồn tại và lớn dần. Vì thế hầu hết đối với các trường hợp như vậy người mẹ cần phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có phương pháp xử lý kịp thời.

Việc thai phát triển bên ngoài tử cung là điều rất nguy hiểm, bởi vì vòi trứng sẽ có nguy cơ bị vỡ do sự phát triển không ngừng của phôi thai. Vòi trứng sau khi đã bị vỡ sẽ làm cho máu chảy ồ ạt vào bên trong ổ bụng. Lúc này, nếu như mẹ bầu không được cấp cứu thì tính mạng có thể bị đe dọa. Như vậy có thể thấy rằng, hiện tượng mang thai ngoài tử cung cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của người mẹ.

Tổng hợp các phương pháp điều trị có thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng phôi thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung

1.2. Nguyên nhân nào dẫn đến có thai ngoài tử cung?

1.2.1. Người mẹ bị bệnh viêm nhiễm

Những người bị viêm nhiễm tại vị trí vòi trứng là đối tượng rất dễ xảy ra mang thai ngoài tử cung. Khì vòi trứng bị viêm nhiễm sẽ dễ để lại sẹo và cản trở quá trình di chuyển của phôi thai, khiến cho phôi thai dừng lại và làm tổ tại đó. Nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm cho thể là do người mẹ bị mắc một số bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục. Chính vì vậy, mà mỗi chúng ta cần ý thức được việc sử dụng các biện pháp an toàn trong khi có quan hệ tình dục. Đó vừa là cách tốt nhất để bảo vệ mình và cũng vừa bảo vệ trọn vẹn chức năng sinh sản.

Bên cạnh đó, những người phụ nữ không thường xuyên vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ cũng sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Bởi vì các loại vi khuẩn, nấm được tạo môi trường thuận lợi sẽ xâm nhập vào gây viêm nhiễm, tạo nên nhiều bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tổng hợp các phương pháp điều trị có thai ngoài tử cung

Khi vòi trứng bị viêm nhiễm sẽ khiến cho phôi thai rất dễ làm tổ bên ngoài tử cung

1.2.2. Đã từng nạo phá thai

Người mẹ đã có tiền sử từng nạo phá thai cũng cần phải thực sự cẩn thận. Bởi vì sau khi phá thai, người mẹ sẽ dễ dàng gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như là: bị nhiễm trùng, thủng cổ tử cung hoặc băng huyết,… Đây như là hồi chuông cảnh báo, thức tỉnh tình trạng nạo phá thai đang diễn ra phổ biến như hiện nay của một bộ phận giới trẻ.

1.2.3. Bị tắc hẹp vòi trứng

Có thể nói rằng tắc hẹp vòi trứng là vấn đề rất nghiêm trọng đối với người phụ nữ khi mang thai. Khi đó, trứng sau thụ tinh sẽ rất khó di chuyển đến làm tổ ở buồng tử cung và gắn vào thành tử cung. Thay vào đó, chúng sẽ bị mắc kẹt lại ở vòi trứng và bắt buộc phải gắn vào đây để cho thai nhi phát triển.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bị viêm lợi và cách điều trị

Tổng hợp các phương pháp điều trị có thai ngoài tử cung

Vòi trứng bị tắc hẹp khiến cho phôi thai sẽ rất khó di chuyển đến làm tổ ở buồng tử cung

1.2.4. Mang thai từ 35 tuổi trở lên

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, độ tuổi lý tưởng nhất để người phụ nữ mang thai và sinh con đó là từ giai đoạn 20 – 35 tuổi. Đây là khoảng thời gian cơ thể khỏe mạnh nhất và các cơ quan hoạt động tốt, thực hiện được đầy đủ những chức năng của mình.

Từ giai đoạn 35 tuổi trở lên, cơ quan sinh sản hoạt động không còn hiệu quả như trước nữa do sự lão hóa của thời gian, các chức năng không còn được đảm bảo để thực hiện đầy đủ như vốn có ban đầu của chúng. Do vậy, khi người mẹ mang thai trong giai đoạn này thì em bé sẽ có khả năng đối mặt với những nguy cơ như không thể phát triển được bình thường, dễ mắc phải dị tật bẩm sinh, thậm chí nguy cơ thai nhi phát triển bên ngoài tử cung là tương đối cao.

1.2.5. Người mẹ hay tiếp xúc với khói thuốc lá

Thuốc lá là chất gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người, bao gồm người hút thuốc và những ai hít phải khói thuốc lá. Đặc biệt, nếu như người phụ nữ thường xuyên sử dụng hoặc hít phải khói thuốc lá thì nguy cơ mang thai ngoài tử cung sẽ là khá cao.

Bởi vì, trong thuốc lá có chứa thành phần Nicotine gây nên tình trạng co thắt ống dẫn trứng. Sự co thắt này làm cản trở quá trình di chuyển của phôi thai đi qua để vào trong buồng tử cung và khi phôi thai không di chuyển qua được sẽ làm tổ ngay tại ống dẫn trứng. Vì vậy, khi người phụ nữ nếu có ý định mang thai thì không được sử dụng sản phẩm độc hại này và đồng thời cũng cần phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc.

Tổng hợp các phương pháp điều trị có thai ngoài tử cung

Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc

2. Các phương pháp điều trị có thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung không thể phát triển bình thường mà cần chấm dứt thai kỳ càng sớm càng tốt để tránh gây hại đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của mẹ. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung đang được áp dụng đó là phẫu thuật, sử dụng dùng thuốc và theo dõi diễn biến của phôi thai.

– Nếu trong trường hợp phôi thai đã bị vỡ hoặc gây chảy máu trong ổ bụng thì bác sĩ cần phải phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức để cứu tính mạng của sản phụ. Trường hợp này là bắt buộc phải thực hiện và không được chần chừ.

– Nếu trường hợp phôi thai chưa vỡ nhưng thai đã phát triển lớn, có nguy cơ vỡ thì ưu tiên phương pháp phẫu thuật càng sớm càng tốt.

– Nếu trong trường hợp phôi thai có kích thước nhỏ, chưa vỡ nhưng không có khả năng tự ngừng sự phát triển thì bác sĩ sẽ dùng thuốc để ngừng lại hoặc phẫu thuật.

– Nếu như phôi thai tự ngừng phát triển thì mẹ bầu cần phải theo dõi sát sao diễn tiến của phôi thai và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ cho đến khi thai tự thoái triển hoàn toàn.

Tổng hợp các phương pháp điều trị có thai ngoài tử cung

>>>>>Xem thêm: Yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng

Có 3 phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung là: theo dõi diễn tiến của phôi thai, dùng thuốc, phẫu thuật

Tình trạng có thai ngoài tử cung ở mỗi người mẹ là khác nhau, kích thước cũng như mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau. Cho nên, nếu như phát không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mang của người mẹ. Do đó, sau khi thai nhi được 4-5 tuần tuổi, tức là thời điểm trễ kinh nguyệt khoảng 1-2 tuần thì mẹ nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *