Triple Test và Double Test là hai xét nghiệm sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng mà mẹ bầu nào cũng nên thực hiện để sàng lọc các hội chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu rõ về hai xét nghiệm sàng lọc trước sinh này. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn tổng quát nhất về sự giống và khác nhau của xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test và Triple Test.
Bạn đang đọc: Sự giống và khác nhau giữa xét nghiệm Triple Test và Double Test
1. Sự giống nhau của Triple Test và Double Test là gì?
1.1. Mục đích thực hiện xét nghiệm
Cả hai xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test và Triple đều được thực hiện ở những mẹ bầu để sàng lọc nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Một điều các mẹ cần phải lưu ý là, Double Test và Triple Test đều không mang tính chẩn đoán, khẳng định mà chỉ phát hiện các bất thường trong di truyền và cho thấy nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh là cao hay thấp.
Nguy cơ thấp không khẳng định thai nhi hoàn toàn bình thường và nguy cơ cao không có nghĩa là em bé trong bụng mẹ chắc chắn sẽ mắc dị tật bẩm sinh. Khi kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test và Triple Test cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện các phương pháp khác để biết được chính xác em bé trong bụng có mắc phải dị tật bẩm sinh hay không.
Triple Test, Double Test là hai xét nghiệm sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng
1.2. Đối tượng thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa, tất cả các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm Double Test và Triple Test. Đặc biệt là những người mẹ mang thai nằm trong nhóm nguy cơ cao dưới đây càng cần phải thực hiện 2 xét nghiệm này:
– Những người mẹ mang thai từ 35 tuổi trở lên.
– Thai phụ từng bị thai chết lưu hoặc sảy thai không rõ nguyên nhân.
– Mẹ bầu có tiền sử mang thai bị dị tật di truyền.
– Gia đình có tiền sử bị dị tật bẩm sinh.
– Mẹ bầu bị đái tháo đường hoặc nhiễm virus trong thời gian mang thai.
Sau khi khám thai và siêu âm thai, nếu nghi ngờ có điều bất thường, các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test và Triple Test.
1.3. Độ chính xác của xét nghiệm Double Test và Triple Test
Điểm chung của xét nghiệm Double Test, Triple Test là đều cho kết quả chính xác cao. Tuy nhiên, xét nghiệm sàng lọc trước sinh nào cũng đều có những sai số nhất định. Do đó, mẹ bầu nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi.
Ngoài ra, kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh và nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh trên thực tế có thể khác nhau vì nhiều yếu tố chủ quan khác. Bên cạnh đó, việc xác định sai tuổi thai cũng có thể khiến kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh bị sai lệch ít nhiều.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu tầm soát ung thư vú làm những gì
Double Test và Triple Test có chung mục đích là để sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi
2. Sự khác nhau giữa xét nghiệm Triple Test, Double Test là gì?
2.1. Thời điểm thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Với xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test, mẹ bầu nên làm khi thai nhi được 11 tuần 1 ngày – 13 tuần 6 ngày, tốt nhất là vào tuần thai 12. Còn với xét nghiệm Triple Test, mẹ bầu nên thực hiện vào tuần thai thứ 15 – 18, tốt nhất là ở tuần 16 của thai kỳ.
2.2. Khả năng phát hiện nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test, Triple Test đều giúp bác sĩ phát hiện nguy cơ thai nhi mắc phải các hội chứng dị tật bẩm sinh như Hội chứng Down, Hội chứng Trisomy 18. Tuy nhiên, xét nghiệm Double Test còn có thể phát hiện thêm Hội chứng Trisomy 13 còn Triple Test có thể tìm ra nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh.
2.3. Bộ chất xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test xác định nồng độ hai chất trong mẫu máu của người mẹ do thai nhi tiết ra là:
– PAPP-A hay PAA là loại Glycoprotein được sản xuất từ nhau thai.
– β-hCG tự do hay FBC là một thành phần trong cấu trúc của hCG.
Còn xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple Test xác định nồng độ của ba chất khác trong mẫu máu của người mẹ do thai nhi tiết ra là:
– AFP hay Alpha-fetoprotein là một loại Glycoprotein được sản xuất từ bào thai.
– uE3 hay Unconjugated Estriol.
– β-hCG là một loại Steroid được sản xuất từ nhau thai.
>>>>>Xem thêm: Chảy máu trực tràng – nguyên nhân do đâu?
Kết quả của xét nghiệm Double test, Triple test sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trang thiết bị của cơ sở y tế thực hiện và trình độ của bác sĩ
3.Mẹ bầu nên làm gì khi kết quả Double Test, Triple Test thuộc nhóm nguy cơ cao?
Nếu kết quả siêu âm có sự bất thường hoặc kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test, Triple Test nằm trong nhóm nguy cơ cao, mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp sàng lọc khác theo chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như chọc ối, sinh thiết gai rau,…
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ bầu hiểu rõ sự giống, khác nhau của xét nghiệm Triple Test và Double Test. Ngoài ra, các mẹ cũng biết được nên phải làm gì khi kết quả 2 xét nghiệm này cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc phải dị tật bẩm sinh. Nếu muốn kết quả xét nghiệm Double Test và Triple Test có độ chính xác cao nhất, mẹ bầu nên tới những cơ sở y tế uy tín để thực hiện nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.