Thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho cả mẹ và con, cần tiêm phòng một số loại vắc xin để ngừa bệnh nguy hiểm trước, trong và sau thai kỳ. Viêm gan B là một trong những căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam. Vì vậy, cần tiêm vắc xin viêm gan B cho bà bầu để chủng ngừa toàn diện cho sức khỏe 2 mẹ con.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Tiêm vắc xin viêm gan B cho bà bầu
1. Bệnh viêm gan B
Viêm gan B là căn bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, có khả năng lây truyền từ người sang người. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm gan B có thể chuyển biến thành xơ gan, ung thư gan.
1.1. Thực trạng mắc bệnh hiện nay
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2015 ước tính có khoảng 257 triệu người nhiễm viêm gan B mạn tính và khoảng 887.000 ca bệnh viêm gan B tử vong, chủ yếu bệnh đã biến chứng thành xơ gan hoặc ung thư tế bào gan. Tính đến năm 2016, con số người mắc mới tăng lên 27 triệu người, trong đó có khoảng 4,5 triệu ca bệnh cần phải điều trị.
Viêm gan B là căn bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra
Ở nước ta, viêm gan B là một trong những căn bệnh phổ biến, với tỉ lệ người nhiễm bệnh chiếm đến 10-20% dân số.
Để hạn chế tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B, phương pháp hiệu quả và an toàn được khuyến cáo là chủng ngừa bằng vắc xin.
1.2. Đường lây truyền bệnh
Viêm gan B lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu, vết thương hở hoặc tinh dịch và chất dịch cơ thể khác của người nhiễm bệnh xâm nhập vào cơ thể người lành:
– Lây truyền từ mẹ sang con cả sinh thường và sinh mổ (nếu người mẹ nhiễm viêm gan B có thể lây truyền mầm bệnh cho con).
– Dùng chung một số vật dụng với người viêm gan B như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
– Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở của người mang mầm bệnh
– Quan hệ tình dục không có các biện pháp bảo vệ an toàn với bạn tình bị nhiễm bệnh
– Dùng chung ống tiêm, kim tiêm hoặc các dụng cụ tiêm chích ma túy khác với người bệnh
2. Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin viêm gan B cho bà bầu
Bệnh viêm gan B ở phụ nữ mang thai có thể mang lại những hệ lụy nguy hiểm như:
– Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh viêm gan B có thể truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con từ khi thai nhi ở trong bụng mẹ, trong hoặc sau khi sinh. Trung bình, cứ 3 trẻ sinh ra từ mẹ mang mầm bệnh viêm gan B thì sẽ có 1 trẻ nhiễm bệnh. Trong tương lai, viêm gan B sẽ chuyển biến thành các bệnh viêm gan nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho trẻ.
– Tại Việt Nam, tỷ lệ thai phụ mắc viêm gan siêu vi B chiếm 10-15% tổng số bà bầu. Trong đó, có tới 50% trẻ bị viêm gan mãn tính do lây từ mẹ và có khả năng bị sơ gan khi trưởng thành.
– Viêm gan B trong thai kỳ không gây ra các tình trạng dị tật thai nhi bẩm sinh hoặc bị lưu thai. Tuy nhiên, mẹ bầu mắc viêm gan B trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể khiến gia tăng tình trạng sinh non.
Tìm hiểu thêm: Lý giải những hiểu lầm về tác hại của vacxin
Tiêm vắc xin viêm gan B cho bà bầu là điều cần thiết để chủ động phòng bệnh cho cả mẹ và con khỏi virus HBV
Do đó, tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho phụ nữ mang thai là điều cần thiết để chủ động phòng bệnh cho cả mẹ và con khỏi virus HBV, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng bệnh nặng nề.
Tiêm vắc xin tại thời điểm trước mang thai là phù hợp để vắc xin có đủ thời gian sản sinh các kháng thể ngừa bệnh. Tuy nhiên, nếu không kịp chuẩn bị trước, mẹ bầu có thể tiêm ngừa viêm gan B ngay trong thai kỳ bởi vắc xin viêm gan B an toàn cả khi sử dụng cho mẹ bầu.
3. Thời điểm tiêm vắc xin viêm gan B an toàn cho mẹ bầu
– Vắc xin viêm gan B được khuyến nghị tiêm cho phụ nữ có thai khi đã thực hiện xét nhiệm và có kết quả âm tính với virus viêm gan B.
– Phụ nữ đang mang thai có nguy lây nhiễm virus viêm gan B nên chủ động tiêm vắc xin ngừa bệnh.
– Phác đồ tiêm chủng viêm gan B cho phụ nữ có thai bao gồm 3 mũi tiêm cơ bản: mũi tiêm đầu tiên theo sự chỉ định của bác sĩ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ 1 là 1 tháng và tiêm mũi thứ 3 sau mũi đầu là 6 tháng.
4. Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin viêm gan B cho phụ nữ có thai
– Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng viêm gan B và phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
– Vắc xin viêm gan B được chứng minh an toàn cả với phụ nữ mang thai, vì vậy tiêm ngừa virus viêm gan B trong thai kỳ để bảo vệ cả mẹ và con là điều cần thiết.
– Nên kiểm tra tình trạng sức khỏe và thực hiện xét nghiệm viêm gan B trước khi tiêm chủng, bởi vắc xin không có tác dụng ngừa bệnh với những người đã phơi nhiễm virus viêm gan B.
– Sau khi mẹ bầu tiêm phòng, nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để các bác sĩ theo dõi những phản ứng bất thường với vắc xin và kịp thời xử lý.
– Mẹ bầu có tiền sử bệnh xương khớp, xơ gan hay một số bệnh khác, cần khai báo với bác sĩ trước khi tiêm phòng.
– Không tiêm vắc xin viêm gan B khi bị mẫn cảm với một trong số các thành phần của vắc xin.
– Mẹ bầu sau tiêm có thể gặp phải một số phản ứng như: nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, sốt, buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ,… Đây có thể là những phản ứng tự nhiên của cơ thể để đáp ứng với vắc xin. Tuy nhiên, nếu những phản ứng này kéo dài hoặc trở nặng, nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra.
>>>>>Xem thêm: Vắc xin Twinrix phòng bệnh viêm gan A+B: Công dụng và liều dùng
Để mẹ bầu được tiêm chủng an toàn và hiệu quả, nên lựa chọn những cơ sở tiêm chủng uy tín như Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI
Để mẹ bầu được tiêm chủng an toàn và hiệu quả, nên lựa chọn những cơ sở tiêm chủng uy tín như Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI. Tại TCI, chúng tôi có các bác sĩ giàu chuyên môn trong lĩnh vực vắc xin và dịch tễ. Liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được tư vấn các vấn đề liên quan tới tiêm vắc xin viêm gan B dành cho bà bầu, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.