Tiêm vắc xin viêm gan B và khả năng sốt sau tiêm chủng

Khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B, một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là “liệu sau tiêm vắc xin viêm gan B có sốt không”. Bài viết này sẽ thông tin cụ thể tới bạn về khả năng gây sốt và cách giảm sốt sau khi tiêm vắc xin viêm gan B. Hãy cùng khám phá nhé.

Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin viêm gan B và khả năng sốt sau tiêm chủng

1. Lý do nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B

Thống kê tại Việt Nam chỉ ra rằng nước ta đang có tỷ lệ nhiễm viêm gan B ở mức cao. Bệnh này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ung thư gan hoặc các tình trạng nguy hiểm khác như hoại tử gan cấp, xơ gan,…

Virus viêm gan B dễ lây lan, thường lây truyền qua ba con đường chính: đường máu, đường quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con (trong quá trình sinh). Để đối phó với tình trạng nhiễm viêm gan B, chích ngừa vắc xin là một phương pháp hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm.

Tiêm vắc xin viêm gan B và khả năng sốt sau tiêm chủng

Tiêm vắc xin viêm gan B là một phương pháp hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng

Từ khi vắc xin ngừa viêm gan B xuất hiện vào năm 1982, nó đã giúp giảm số lượng ca nhiễm viêm gan B trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tình trạng viêm gan B cũng được quan tâm và vắc xin ngừa viêm gan B đã được áp dụng trong chiến dịch tiêm chủng quốc gia.

Hiện nay có 3 loại vắc xin ngừa viêm gan B được sử dụng phổ biến trong tiêm phòng viêm gan B tại Việt Nam. Đó là:

– Vắc xin viêm gan B sơ sinh (vắc xin tiêm chủng mở rộng): trẻ được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và tiêm ngay tại bệnh viện nơi trẻ sinh ra.

– Vắc xin viêm gan B Engerix B 0,5ml (Bỉ/GSK): tiêm cho trẻ từ sơ sinh đến 19 tuổi, lịch thông thường gồm 3 liều 0-1-6 tháng.

– Vắc xin viêm gan B Heberbiovac HB 1ml (Cuba/CIGB): tiêm cho trẻ từ 10 tuổi và người lớn, lịch thông thường gồm 3 liều 0-1-6 tháng.

Người dân cần chủ động tìm hiểu và tiêm vắc xin phòng viêm gan B, đặc biệt là nhóm đối tượng có quan hệ tình dục với đối tác dương tính với viêm gan B, nhân viên y tế, người sống chung với người mắc viêm gan B, người có sức đề kháng kém,… để bảo vệ sức khỏe.

2. Có bị sốt sau khi tiêm vắc xin viêm gan B không?

2.1. Khả năng sốt sau tiêm vắc xin viêm gan B

Bệnh viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm đáng lo ngại do virus viêm gan B gây ra. Chính vì thế, việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B trở nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B, nhiều người không khỏi băn khoăn liệu rằng việc tiêm vắc xin này có gây ra tình trạng sốt hay không?

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những bệnh không nên tiêm vacxin để đảm bảo an toàn

Tiêm vắc xin viêm gan B và khả năng sốt sau tiêm chủng

Tiêm vắc xin viêm gan B có sốt không là câu hỏi nhiều người quan tâm

Câu trả lời là có, tiêm vắc xin phòng viêm gan B có thể gây ra sốt (chiếm 0,4 – 8%) cùng với một loạt triệu chứng khác bao gồm sưng, đỏ, nóng và hơi đau tại vị trí tiêm (chiếm 3 – 9%). Đây là những triệu chứng thường gặp và thường sẽ không gây ảnh hưởng gì đến người tiêm, chúng sẽ tự biến mấy sau khoảng 2 ngày.

2.2. Sốt sau tiêm vắc xin ngừa viêm gan B khi nào nguy hiểm?

Mặc dù sốt sau tiêm vắc xin là một phản ứng thường gặp, nhưng cần lưu ý rằng, thông thường người được tiêm chỉ sốt nhẹ trên 38 độ C. Nếu có những triệu chứng nghiêm trọng sau tiêm như sốt cao trên 39 độ C, co giật (ở trẻ em có thể thể hiện bằng quấy khóc kéo dài, ngừng bú hoặc bú kém), khó thở, hoặc các triệu chứng bất thường khác kéo dài trên 01 ngày, bạn cần liên hệ ngay tới bệnh viện để được hỗ trợ.

Ngoài những tác dụng phụ kể trên, trong một số trường hợp đặc biệt, vắc xin này có thể dẫn đến những tác động không mong muốn khác như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, các vấn đề về tim mạch, rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa, rối loạn tâm lý, rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ thống miễn dịch với triệu chứng dị ứng,…. Những phản ứng này rất hiếm gặp, tuy nhiên việc theo dõi kỹ càng các triệu chứng sau tiêm vẫn là quan trọng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời.

4. Xử trí khi bị sốt sau tiêm vắc xin viêm gan B

Sau tiêm chủng, bạn có thể trải qua cảm giác sốt nhẹ, thường khoảng 38 độ C, và thời gian này có thể kéo dài từ 1-2 ngày. Dưới đây là một số cách để giúp giảm đau và hạ sốt cho bạn sau khi tiêm vắc xin viêm gan B:

– Mặc quần áo thoáng mát để giúp thoát nhiệt hiệu quả.

– Hãy đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ nếu còn cho con bú và đảm bảo uống nhiều nước hơn.

– Nếu nhiệt độ sốt vượt quá 38.5°C và cảm thấy khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ về liều phù hợp với cân nặng.

Tiêm vắc xin viêm gan B và khả năng sốt sau tiêm chủng

>>>>>Xem thêm: 6 Câu hỏi về tiêm vacxin tiền hôn nhân mà bạn cần biết

Bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp giảm sốt

– Nếu vùng xung quanh vết tiêm sưng, đỏ, bạn có thể áp dụng lạnh bằng chườm lạnh để giúp giảm đau và sưng.

– Hãy tránh chạm vào vị trí tiêm và không nên xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây, hoặc bôi bất cứ thứ gì lên vùng vết tiêm, để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

– Nếu bạn phát hiện bất kỳ biểu hiện nào bất thường sau tiêm như nôn mửa, thở nhanh hoặc thở ngắt quãng, hoặc có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến da, hãy ngay lập tức thông báo cho nhân viên y tế gần nhất.

– Dù hiếm hoi, nhưng nếu như sốt cao trên 39 độ C kèm theo co giật, sự thay đổi màu da thành tím tái, khó thở hoặc tình trạng suy cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, hoặc suy gan, bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp tiêm vắc xin viêm gan B có sốt không và cách để xử trí. Để được tư vấn chi tiết hơn về những thông tin mình đang quan tâm và đăng ký dịch vụ tiêm chủng viêm gan B an toàn, bạn có thể liên hệ tới phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một địa chỉ tiêm vắc xin viêm gan B uy tín, an toàn với ưu điểm vượt trội về đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đã được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm chuyên sâu trong tiêm chủng và chăm sóc người bệnh, sẵn sàng hỗ trợ người dân trong các trường hợp cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *