Trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin viêm gan B thường trải qua một số phản ứng không mong muốn, trong đó quấy khóc là phản ứng thường gặp. Đây là một phản ứng tự nhiên của trẻ khi cơ thể sau tiêm vắc xin và đang trong quá trình phát triển kháng thể. Bài viết này sẽ giải thích tại sao trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B quấy khóc và các cách bạn có thể làm để giúp trẻ.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B về quấy khóc và cách xử trí!
1. Tại vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm vắc xin viêm gan B
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tổn thương cho gan. Trẻ sơ sinh chưa phát triển hệ miễn dịch đủ mạnh nên vi rút viêm gan B có thể dễ dàng xâm nhập và gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan, thậm chí là tính mạng gặp nguy hiểm. Tiêm vắc xin viêm gan B là cách hữu hiệu giúp bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm vi rút viêm gan B.
Tiêm vắc xin viêm gan B là cách hữu hiệu giúp bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm vi rút viêm gan B
Tiêm vắc xin viêm gan B trong giai đoạn sơ sinh giúp cơ thể trẻ hình thành kháng thể chống vi rút từ sớm. Điều này tạo cơ hội tốt để ngăn ngừa bệnh lý và xây dựng miễn dịch mạnh cho trẻ. Dưới đây là lịch tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ em theo từng trường hợp cụ thể:
Trường hợp trẻ có mẹ nhiễm viêm gan B:
– Mũi 1: Trẻ cần tiêm mũi viêm gan B cùng với một mũi huyết thanh phòng viêm gan B trong vòng 12-24 giờ sau sinh (tốt nhất là trong 2 giờ sau khi sinh).
– Mũi 2: Trẻ cần tiêm mũi vắc xin phòng viêm gan B thứ hai sau 1 tháng kể từ mũi một (trẻ đúng 1 tháng tuổi).
– Mũi 3: Tiêm mũi vắc xin viêm gan B thứ ba sau 2 tháng kể từ mũi đầu tiên (trẻ đúng 2 tháng tuổi).
– Mũi 4: Tiêm mũi vắc xin viêm gan B thứ tư sau 12 tháng kể từ mũi đầu tiên (trẻ đúng 12 tháng tuổi).
Trường hợp trẻ có mẹ không bị nhiễm viêm gan B:
– Mũi 1: Trẻ cần tiêm mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
– Mũi 2: Tiêm mũi thứ hai sau mũi đầu tiên 1 tháng (trẻ đúng 1 tháng tuổi).
– Mũi 3: Tiêm mũi thứ ba sau mũi đầu tiên 6 tháng (trẻ đúng 6 tháng tuổi).
– Mũi 4 (tùy chọn): Trẻ có thể tiêm một mũi nhắc lại để củng cố vắc xin khi trẻ đủ 16-18 tháng tuổi.
Trường hợp trẻ thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm:
– Trẻ sinh non, sinh khó, không đủ 2000g tại thời điểm tiêm vắc xin, trẻ bị dị tật hoặc đang được theo dõi ở hồi sức sơ sinh, trẻ mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính, trẻ đang sốt cao hoặc mắc bệnh dị ứng miễn dịch, hoặc mẹ đang bị sốt, nước ối bẩn, có nguy cơ nhiễm trùng chu sinh có thể hoãn tiêm.
– Thời gian hoãn tiêm không quá 7 ngày sau khi sinh và số mũi tiêm sau khi hoãn tiêm cần tuân theo lịch tiêm phòng bình thường.
Lưu ý rằng lịch tiêm có thể thay đổi dựa trên hướng dẫn của bác sĩ và tình hình sức khỏe của trẻ. Mẹ hãy đảm bảo tuân thủ lịch tiêm được khuyến nghị để giúp con có hệ miễn dịch phòng viêm gan B tốt nhất.
2. Lý do trẻ sơ sinh quấy khóc sau khi tiêm vắc xin viêm gan B
Vắc xin viêm gan B đã được nghiên cứu và chứng minh là một trong những loại vắc xin cực kỳ an toàn vàkhông có khả năng gây bệnh cho trẻ vì trong vắc xin không chứa vi rút hoàn chỉnh mà chỉ chứa kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B. Trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về mức độ an toàn của vắc xin đối với sức khỏe.
Cũng như bất kỳ loại vắc xin nào, sau khi tiêm vắc xin viêm gan B về, trẻ có thể sẽ quấy khóc, tình trạng này có thể do các nguyên nhân như:
– Trẻ đau vết tiêm: Tiêm vắc xin thường gây đau và khó chịu tại vùng tiêm. Trẻ sơ sinh cảm nhận đau đớn mạnh hơn so với người lớn, và trẻ không thể diễn đạt cảm giác đau như người lớn, điều này có thể khiến trẻ quấy khóc.
Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều bạn cần biết
Trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B quấy khóc có thể do trẻ đang bị đau ở vết tiêm
– Tre bị sưng đỏ tại vùng tiêm: Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể xuất hiện sưng đỏ tại vùng tiêm. Điều này tạo cảm giác khó chịu và ngứa cho trẻ, dẫn đến việc trẻ quấy khóc.
– Trẻ sốt, mệt mỏi: Vắc xin viêm gan B hoạt động bằng kích thích hệ miễn dịch của trẻ để tạo ra kháng thể chống lại vi rút viêm gan B. Quá trình này có thể gây ra một phản ứng miễn dịch nhẹ như sốt nhẹ hoặc mệt mỏi, làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái và quấy khóc.
– Tâm lý: Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái hoặc sợ hãi khi phải tiêm vắc xin, dẫn đến việc quấy khóc.
3. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh quấy khóc sau tiêm
Việc trẻ quấy khóc sau khi tiêm vắc xin là một phản ứng tự nhiên vì thế bố mẹ không nên quá lo lắng. Dưới đây là một cố cách bố mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và ít quấy khóc hơn.
– Ôm bé vào lòng và cố gắng làm cho bé cảm thấy an toàn. Mẹ có thể hát những bài hát nhẹ nhàng hoặc nói chuyện với bé để làm dịu cảm xúc lo sợ của trẻ.
– Cho bé bú cũng là một cách có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, làm cảm giác cơn đau dịu đi.
– Mát xa nhẹ nhàng cơ thể của bé có thể giúp thư giãn cơ bắp và làm dịu cảm giác khó chịu. Đôi khi, nhẹ nhàng nắn ấn vùng tiêm có thể giúp giảm đau và sưng. Mẹ chú ý không tạo áp lực nặng nề lên vùng tiêm của bé, vì điều này có thể làm tăng đau và sưng.
Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng quấy khóc sau tiêm vắc xin của trẻ sẽ dịu đi sau khoảng một ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ quấy khóc kéo dài hơn 3 giờ liền sau tiêm và không giảm đi, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tư vấn bởi các chuyên gia y tế. Đôi khi, bác sĩ có thể xem xét việc sử dụng thuốc giảm đau an toàn và phù hợp cho trẻ. Việc này cần được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Khuyến nghị tiêm vắc xin HPV cho nam giới
Nếu trẻ quấy khóc kéo dài hơn 3 giờ liền sau tiêm và không giảm đi, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin viêm gan B và các vắc xin cần thiết cho trẻ sơ sinh với sự tư vấn và hướng dãn của các bác sĩ giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm. Để được tư vấn chính xác về cách xử trí tác dụng phụ sau tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể liên hệ tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.