Tiêm ngừa MMR phòng sởi – quai bị – rubella

Chủ động tiêm ngừa MMR (vắc xin sống giảm độc lực sử dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn) giúp tạo miễn dịch đề phòng nguy cơ mắc sởi – quai bị – rubella hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ đối mặt với các biến chứng và di chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Tiêm ngừa MMR phòng sởi – quai bị – rubella

1. Tìm hiểu chung về bệnh sởi – quai bị – rubella và vắc xin MMR

1.1. Sởi – quai bị – rubella: 3 bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm

Bệnh sởi

Sởi là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, ho khan, phát ban, đỏ mắt, nổi đốm Koplik,… Trẻ dưới 5 tuổi, người lớn trên 20 tuổi hoặc bất kỳ ai có hệ miễn dịch suy giảm hoặc bị suy dinh dưỡng rất dễ gặp biến chứng do virus sởi. Trẻ em dưới 5 tuổi có xác suất tử vong do virus sởi cao nhất.

Bệnh quai bị

Quai bị là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp và thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hoặc 6 ngày sau khi các triệu chứng đã mất. Theo đó, triệu chứng của bệnh gồm sốt cao đột ngột, chán ăn, đau đầu, buồn nôn, sưng tuyến nước bọt, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, có thể kèm sưng đau tinh hoàn. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể kéo theo các biến chứng nguy hiểm như viêm teo tinh hoàn, viêm buồng trứng, nhồi máu phổi, viêm tụy cấp tính, viêm cơ tim, viêm màng não,…

Bệnh rubella

Bệnh do virus rubella gây ra và thường phát triển mạnh vào mùa xuân. Con đường lây truyền của bệnh là qua đường hô hấp, giai đoạn dễ lây nhiễm nhất của bệnh là 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi phát ban đỏ.

Có khoảng 90% trẻ sơ sinh mắc rubella bẩm sinh nếu mẹ bị rubella khi mang thai. Trẻ mắc bệnh khi sinh ra sẽ có những triệu chứng như sốt nhẹ, phát ban, nổi hạch ở vùng chẩm, cổ, bẹn, có thể xuất hiện viêm kết mạc và đau khớp. Trong một vài trường hợp, trẻ có thể gặp biến chứng viêm khớp, viêm não, xuất huyết, lách to,…

1.2. Vắc xin MMR

Vắc xin MMR là vắc xin sống giảm độc lực được chỉ định trong tiêm phòng chủ động nhằm tạo miễn dịch đề phòng nguy cơ mắc sởi – quai bị – rubella cho mọi đối tượng. Vắc xin được điều chế từ virus sởi chủng Edmonston, virus quai bị chuneg Jeryl Lynn và virus rubella chủng Wistar RA 27/3, trong đó virus rubella được nuôi cấy trên nguyên bào sợi lưỡng bội ở phổi người (WI 38), còn virus quai bị và sởi được nuôi cấy trên tế bào phôi gà.

Vắc xin MMR được đông khô dạng viên màu trắng có ánh vàng kèm nước hồi chỉnh.

Tiêm ngừa MMR phòng sởi – quai bị – rubella

Vắc xin MMR là vắc xin sống giảm độc lực giúp tạo miễn dịch đề phòng nguy cơ mắc sởi – quai bị – rubella cho mọi đối tượng.

2. Đối tượng, phác đồ và lưu ý khi tiêm ngừa MMR

2.1. Chỉ định tiêm ngừa MMR

Lịch tiêm phòng với vắc xin MMR-II (Mỹ/MSD)

Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn.

Lịch tiêm với trẻ em: Tiêm 2 mũi, bắt đầu từ lúc 12 tháng.

– Mũi 1: Khi đủ 12 tháng.

– Mũi 2: 4 năm sau.

Lịch tiêm tiền mang thai cho nữ:

– Nếu đã từng tiêm 1 mũi vắc xin sởi – quai bị – rubella thì tiêm 1 mũi trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

– Nếu chưa từng tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella thì tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần, đảm bảo mũi 2 trước mang thai ít nhất 3 tháng.

Lịch tiêm phòng với vắc xin Priorix (Bỉ/GSK)

Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.

Lịch tiêm cho trẻ em: Tiêm 3 mũi, bắt đầu từ khi 9 tháng tuổi.

– Mũi 1: Khi đủ 9 tháng.

– Mũi 2: 3-6 tháng sau.

– Mũi 3: 4 năm sau.

Lịch tiêm tiền mang thai cho nữ:

– Nếu đã từng tiêm 1 mũi vắc xin sởi – quai bị – rubella thì tiêm 1 mũi trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

– Nếu chưa từng tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella thì tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần, đảm bảo mũi 2 trước mang thai ít nhất 3 tháng.

Tìm hiểu thêm: Cách xử trí sốc phản vệ sau khi tiêm vacxin

Tiêm ngừa MMR phòng sởi – quai bị – rubella

Tiêm một liều 0.5ml theo đường tiêm dưới da hoặc tiêm bắp ở mặt trước bên đùi với trẻ nhỏ, tiêm dưới da vùng bắp tay với trẻ lớn và người lớn.

2.2. Chống chỉ định và thận trọng khi tiêm ngừa MMR

Chống chỉ định khi tiêm MMR gồm:

– Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, có tiền sử dị ứng gelatin, neomycin.

– Phụ nữ mang thai, cần tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vắc xin MMR.

– Người đang sốt hoặc bị viêm đường hô hấp.

– Người mắc bệnh lao tiến triển chưa được điều trị hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.

– Người mắc các bệnh rối loạn máu, bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết.

– Người có khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới hạch bạch huyết hoặc tủy xương.

– Người mắc bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát.

– Người mắc bệnh AIDS hoặc có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus suy giảm miễn dịch.

– Người có bệnh sử gia đình suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền.

Tiêm ngừa MMR phòng sởi – quai bị – rubella

>>>>>Xem thêm: Những biến chứng khôn lường của bệnh cúm mùa

Không tiêm MMR cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.

Bên cạnh đó, cần thận trọng khi sử dụng vắc xin MMR:

– Sẵn sàng dụng cụ cấp cứu các trường hợp sốc phản vệ sau tiêm ngừa MMR.

– Cẩn trọng với đối tượng có tiền sử phản ứng dị ứng với vắc xin.

– Cẩn trọng với đối tượng dị ứng trứng bởi virus quai bị và sởi trong vắc xin được nuôi cấy trên tế bào phôi gà.

– Sau khi tiêm MMR ở những đối tượng bị giảm tiểu cầu thì mức độ giảm tiểu cầu sẽ trầm trọng, lũy tiến qua mỗi lần tiêm.

– Trẻ em nhiễm virus HIV nhưng không có biểu hiện lâm sàng của triệu chứng suy giảm miễn dịch vẫn có thể tiêm MMR nhưng cần theo dõi sức khỏe sau tiêm phòng bởi khả năng đáp ứng miễn dịch có thể không bằng trẻ khác.

– Cần thực hiện test tuberculin trước hoặc đồng thời khi tiêm MMR.

– Tương tự các vắc xin khác, MMR không gây đáp ứng thể dịch 100% ở những đối tượng đã tiêm chủng.

– Cân nhắc kĩ trước khi sử dụng vắc xin cho phụ nữ đang cho con bú.

2.3. Lưu ý

Vắc xin MMR cần được tiêm trước hoặc sau 1 tháng những loại vắc xin sống khác, có thể tiêm cùng lúc với vắc xin Varicella và Hib nhưng phải ở các vị trí khác nhau. Không thực hiện tiêm ngừa MMR ít nhất 3 tháng sau khi tiêm immunoglobulin hoặc truyền máu, huyết tương vì làm giảm đáp ứng miễn dịch.

Sau khi tiêm ngừa MMR, đối tượng tiêm cần theo dõi sức khỏe tại phòng tiêm tối thiểu 30 phút trước khi ra về để đảm bảo sức khỏe. Trong vòng 24 – 48 giờ tiếp theo, gia đình cần theo dõi đối tượng tiêm chủng, đặc biệt nếu đối tượng là trẻ nhỏ để kịp thời phát hiện những phản ứng phụ sau tiêm. Theo đó, một số phản ứng phụ có thể gặp gồm:

– Thường gặp: Cảm giác bỏng, nhói, đau tại vị trí tiêm kèm sốt, ban đỏ trên da, đau cơ, khớp.

– Hiếm gặp: Nổi mề đay, ban đỏ, chai hoặc căng cứng tại vị trí tiêm, đau họng, khó chịu, ngất xỉu, nôn mửa, tiêu chảy.

Khi gặp các phản ứng thường gặp, gia đình có thể giảm triệu chứng cho đối tượng tiêm bằng cách không chạm, đè vào vị trí tiêm. Nếu sốt hãy mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước và dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng. Trong trường hợp gặp các phản ứng hiếm gặp, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi, chăm sóc đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về ba bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm sởi – quai bị – rubella và vắc xin tiêm ngừa MMR. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ TCI để được hỗ trợ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *