Tiêm chủng đủ liều và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên người lớn cần thực hiện tiêm những mũi vacxin nào để bảo vệ sức khỏe hiệu quả? Tham khảo ngay các loại vacxin cho người lớn trong bài viết dưới đây cùng TCI.
Bạn đang đọc: Các loại vacxin cho người lớn và lịch tiêm chủng cụ thể
1. Lợi ích của tiêm chủng cho mọi đối tượng
Hiện nay, tiêm chủng được cho là biện pháp chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm hiệu quả và kinh tế bởi:
– Tiêm chủng là đưa vacxin (tức vi khuẩn, virus đã làm chết, yếu hoặc chỉ một phần của chúng) vào cơ thể, giúp cơ thể nhận diện trước những tác nhân này trước khi chúng xâm nhập thật vào cơ thể.
– Tiêm chủng giúp cơ thể sinh kháng thể chờ sẵn để trung hòa, bao vây virus, vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
– Sau khi được tiêm chủng, người được tiêm sẽ không bị mắc bệnh hoặc chỉ mắc bệnh với các triệu chứng nhẹ.
– Đại dịch Covid-19 là minh chứng cụ thể cho lợi ích của tiêm chủng trong công cuộc phòng bệnh.
Bên cạnh đó:
– Biến đổi khí hậu gia tăng khiến dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp.
– Miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, còn miễn dịch của người lớn tuổi hoặc người có nhiều bệnh nền suy giảm khiến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tăng cao, nếu mắc bệnh có nguy cơ diễn biến nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Việt Nam đang là địa điểm thu hút du lịch và đầu tư kinh tế, số lượng người nước ngoài gia tăng tiềm ẩn nguy cơ mang theo nhiều mầm bệnh mới.
Tóm lại, lợi ích của tiêm chủng cực kỳ to lớn. Tiêm chủng đủ liều và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm.
Tiêm chủng được cho là biện pháp chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm hiệu quả và kinh tế nhất.
2. Các loại vacxin cho người lớn và phác đồ tiêm chủng
2.1. Các loại vacxin cho người lớn
9 loại vacxin cần thiết dành cho người lớn bao gồm:
– Vacxin phòng bệnh do phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn có thể gây ra 4 căn bệnh nguy hiểm gồm viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhanh chóng ở người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh nền mãn tính như lao phổi, tim mạch, đái tháo đường,…
– Vacxin phòng cúm
Không chỉ gây ra tình trạng sốt cao, ớn lạnh, ho khan, nhức đầu, đau khớp,… bệnh cúm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, nhiễm trùng tai thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
– Vacxin phòng uốn ván, ho gà và bạch hầu
Là những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, bạch hầu có thể biến chứng sang viêm phổi, suy tim tử vong trong 6-10 ngày. Ho gà có thể khiến người bệnh suy yếu, dễ biến chứng sang viêm phổi, viêm não, tăng áp phổi và nhiễm trùng cơ hội. Uốn ván có thể gây tử vong với các biến chứng co thắt thanh quản, suy thận cấp, động kinh,…
– Vacxin phòng ung thư cổ tử cung, vòm họng, hậu môn và mụn cóc sinh dục do HPV
Ung thư cổ tử cung được biết đến như “ác mộng” của phụ nữ khi cứ 2 phút, trên thế giới lại có 1 người phụ nữ tử vong do căn bệnh này. Bên cạnh việc là tác nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, HPV cón là nguyên nhân của hàng loạt bệnh lý nguy hiểm bên cạnh mụn cóc sinh dục như ung thư âm hộ, ung thư vòm họng và ung thư hậu môn ở cả nam và nữ.
– Vacxin phòng rubella, sởi và quai bị
Là những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính với khả năng lây lan nhanh, sởi có thể biến chứng sang viêm thanh quản, viêm phế quản – phổi, viêm màng não,… Quai bị gây viêm tinh hoàn ở nam và viêm buồng trứng ở nữ, còn rubella gây sảy thai, sinh non, lưu thai hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ.
– Vacxin phòng thủy đậu
Người lớn có nguy cơ mắc thủy đậu cao hơn 1.6 lần so với trẻ em và có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nặng nề như viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng hô hấp,… Tỉ lệ tử vong của người bệnh viêm phổi do thủy đậu lên đến 30%. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể bị sảy thai hoặc dị tật thai nhi. Trẻ sơ sinh lây thủy đậu từ mẹ có tỉ lệ tử vong lên đến 30%.
– Vacxin phòng uốn ván
Uốn ván là một trong những nguyên nhân lớn gây tử vong ở nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt là khu vực nông thôn, nhiệt đới và tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh.
– Vacxin viêm màng não do mô cầu khuẩn
Viêm màng não do mô cầu khuẩn đặc biệt nguy hiểm bởi khó chẩn đoán, diễn biến nặng và gây tử vong nhanh. Chỉ sau 16-24 tiếng bị vi khuẩn xâm lấn, người bệnh rơi vào hôn mê, co giật và tử vong.
– Vacxin phòng viêm gan AB
Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ tiến triển thành viêm gan cấp, mãn tính, xơ gan và nguy hiểm nhất là ung thư gan.
Tìm hiểu thêm: 3 Thông tin cần biết về vắc xin 5 trong 1 Pentaxim
Tiêm chủng đủ liều và đúng lịch giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm.
2.2. Lịch tiêm chủng các loại vacxin cho người lớn
Vacxin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt
– Vacxin Adacel của Pháp hoặc Boostric của Bỉ: Người chưa tiêm chủng các mũi cơ bản thì tiêm 3 mũi theo lịch 0 – 1 – 6.
Vacxin phế cầu
– Vacxin Prevenar 13 của Bỉ: Tiêm 1 mũi duy nhất nếu trước đó chưa tiêm.
Vacxin não mô cầu
– Vacxin VA Mengoc BC của Cuba: Tiêm 2 mũi cách nhau 2 tháng nếu chưa tiêm.
– Vacxin Menactra của Pháp: Tiêm 1 mũi duy nhất nếu trước đó chưa tiêm.
Vacxin cúm
– Vacxin Vaxigrip tetra của Pháp, Influvac tetra của Hà Lan hoặc GCFlu của Hàn Quốc: Nếu chưa từng tiêm trước đây thì thực hiện tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và nhắc lại 1 mũi hàng năm.
Vacxin sởi, quai bị và rubella
– Vacxin MMR II của Mỹ hoặc Priorix của Bỉ: Tiêm nhắc lại 1 mũi cách mũi đầu ít nhất 4 tuần. Nếu chưa từng tiêm trước đây thì thực hiện tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng.
Vacxin thủy đậu
– Vacxin Varivax của Mỹ hoặc Varilrix của Bỉ: Tiêm nhắc lại 1 mũi cách mũi đầu ít nhất 6 tuần. Nếu chưa từng tiêm trước đây thì thực hiện tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 6 – 8 tuần.
Vacxin viêm gan B
– Vacxin Heberbiovac HB của Cuba: Nếu chưa tiêm hoặc đã tiêm nhưng kháng thể viêm gan B thấp thì thực hiện tiêm lại 3 mũi theo lịch 0 – 1 – 2 hoặc 0-1-6.
Vacxin viêm gan A
– Vacxin Havax của Việt Nam: Tiêm 2 mũi cách nhau 6-12 háng nếu chưa từng tiêm trước đây.
– Vacxin Twinrix của Bỉ: Tiêm 2 mũi cách nhau 6-12 tháng nếu chưa từng tiêm vacxin viêm gan A trước đây. Tiêm 3 mũi theo lịch 0 – 1 – 6 nếu chưa từng tiêm vacxin viêm gan A B.
Vacxin HPV
– Vacxin Gadasil 4 chủng: Tiêm 3 mũi trong 6 tháng theo lịch 0-2-6 tháng cho nữ từ 9 – 26 tuổi.
– Vacxin Gadasil 9 chủng: Tiêm 3 mũi lịch 0 – 2 – 6 tháng cho nam, nữ từ 15 – 26 tuổi.
Vacxin uốn ván
– Vacxin uốn ván hấp phụ: Tiêm cho mọi đối tượng chưa tiêm vacxin uốn ván. Tiêm 2 mũi đầu trong 2 tháng, 6 tháng sau tiêm mũi 3, 1 năm sau tiêm mũi 4, sau đó ít nhất 1 năm tiêm mũi 5.
Vacxin thương hàn
– Vacxin TyphimVi của Việt Nam: Tiêm 1 mũi, nhắc lại mỗi 3 năm.
Vacxin tả
– Vacxin mORCVAX của Việt Nam: Uống 2 liều cách nhau 14 ngày, lập lại sau 2 năm hoặc trước mùa dịch.
Vacxin dại
– Vacxin Verorab: Lịch tiêm cụ thể tùy tình huống trước hoặc sau khi bị súc vật nghi dại cắn.
>>>>>Xem thêm: Các mũi tiêm vacxin cho trẻ chuẩn bị đi học
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có lịch tiêm chủng phù hợp nhất cho bản thân.
Trên đây là một vài thông tin về các loại vacxin dành cho người trưởng thành. Nếu bạn có thắc mắc về các vấn đề tiêm chủng, bạn có thể liên hệ tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.