Nhiều người lo ngại tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa, sợ rằng đây là tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nên trì hoãn việc tiêm chủng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn xoay quanh chủ đề này.
Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa
1. Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng ngứa có sao không?
Tiêm ngừa uốn ván là một biện pháp cần thiết và quan trọng để phòng ngừa nguy cơ nhiễm căn bệnh này. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người có thể phản ứng khác nhau đối với việc tiêm chủng, tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng người.
Tiêm vắc xin uốn ván bị sưng và ngứa là điều bình thường, bạn không nên lo lắng thái quá hoặc tác động lên vùng tiêm để giảm cơn đau.
Lý do cho việc này là vắc xin kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch, gây ra một số phản ứng nhẹ sau tiêm. Đây là một quá trình bình thường khi cơ thể đang xây dựng sự miễn dịch chống lại bệnh tật. Một số trường hợp có thể có phản ứng viêm hoặc tăng bạch cầu tạm thời, được gọi là “nhiễm trùng giả”.
Tiêm vắc xin bị sưng và ngứa là hiện tượng thường gặp sau tiêm chủng
Thường sau 1-2 ngày, vết tiêm sưng nhẹ và lan rộng sẽ tự giảm đi. Bạn nên tiếp tục quan sát tình trạng của bản thân hoặc con nhỏ trong ít nhất 48 giờ sau tiêm.
Nếu chỉ có vùng tiêm đỏ, sưng và ngứa, có thể đó chỉ là phản ứng tại chỗ sau tiêm. Bạn có thể giữ nguyên không tác động vào vết tiêm để chúng tự biến mất hoặc xin ý kiến của chuyên gia tiêm chủng nếu muốn đắp lá hoặc vật lên giúp giảm sưng ngứa.
Tuy nhiên, nếu vùng tiêm trở nên sưng đỏ, mềm, đau nhức và kèm theo sốt, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Bác sĩ sẽ có thể đưa ra đánh giá và xác định liệu có cần điều trị hoặc theo dõi thêm hay không.
2. Nên làm gì khi vết tiêm sưng ngứa và lan rộng?
Phản ứng sau tiêm vắc xin uốn ván nói riêng và vắc xin khác nói chung có thể khác nhau đối với từng người. Các phản ứng như sưng nhẹ và lan rộng xung quanh vết tiêm cũng có thể xảy ra. Vết tiêm bị sưng ngứa và lan rộng nếu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn hoặc trẻ nhỏ thì không nên lo lắng.
Việc quan trọng nhất là theo dõi sức khỏe sau tiêm 2 – 3 ngày. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bạn cần cho con bú nhiều hơn, chia nhỏ các bữa ăn, uống nhiều nước để trẻ hồi phục sức khỏe tốt hơn.
Có 1 số trường hợp đi tiêm về trẻ ngủ nhiều hơn. Điều này cũng hoàn toàn bình thường, trẻ ngủ nhiều do bị mệt trong quá trình cơ thể tác dụng với vắc xin. Bạn nên cho con mặc quần áo rộng, thoải mái, thấm hút mồ hôi để vết tiêm không bị chèn ép, cọ xát nhiều có thể gây sưng và ngứa hơn.
Đồng thời, bạn không nên gãi vết tiêm. Việc tác dụng lực và gãi có thể gây trầy xước. Từ đó, vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập vào vết tiêm dẫn đến nhiễm trùng.
Trưởng hợp vết tiêm sau 2 – 3 ngày chưa có dấu hiệu giảm sưng ngứa, bạn cần đến khám bác sĩ để kiểm tra cẩn thận.
3. Các phản ứng phụ khác sau tiêm chủng uốn ván có thể gặp phải
Khi tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ, có thể xảy ra một số phản ứng phụ. Những phản ứng này có thể dễ nhận thấy như: sốt, sưng ngứa ở vị trí tiêm chủng. Tuy nhiên, thường thì những triệu chứng này chỉ nhẹ và tự giảm đi sau một thời gian.
Một phản ứng khác có thể là sưng hạch bạch huyết gần chỗ tiêm. Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện các phản ứng toàn thân như dị ứng, đau đầu, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ, và đau khớp.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu vắc xin lao Việt Nam sử dụng của nước nào
Sau tiêm bạn có thể bị sốt, mệt mỏi
Tuy hiếm gặp nhưng sau tiêm chủng uốn ván cũng có thể xảy ra các phản ứng hiếm hơn như rối loạn chức năng thần kinh ở cánh tay hoặc bả vai.
4. Đánh giá mức độ an toàn của vắc xin phòng bệnh uốn ván
Việc tiêm phòng uốn ván được các chuyên gia khuyến cáo dành cho tất cả mọi người. Đặc biệt, với nhóm đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, những người chưa từng tiêm chủng uốn ván, người đang mang thai và trẻ em cần thực hiện đúng lịch trình tiêm để bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt.
Một câu hỏi thường được đặt ra là liệu việc tiêm uốn ván có gây hại không, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và mẹ bầu. Câu trả lời là không. Việc tiêm uốn ván không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, ngược lại nó giúp cả mẹ và con có sức đề kháng trước căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm này.
Thực tế, khi bà bầu tiêm uốn ván giúp tạo ra kháng thể cho mẹ, ngăn ngừa lây nhiễm trong quá trình sinh đẻ và giảm nguy cơ truyền nhiễm uốn ván cho bé qua dây rốn.
>>>>>Xem thêm: Các mũi tiêm ngừa cúm mùa cho bé mà mẹ cần biết
Vắc xin uốn ván an toàn nên có thể dùng được cho cả mẹ bầu
Không chỉ các bà bầu có nguy cơ mắc bệnh uốn ván, mà còn có những trường hợp khác dễ bị mắc bệnh như:
– Những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với chất thải động vật, đất cát không đảm bảo vệ sinh như nông dân, người chăn nuôi, người làm vệ sinh môi trường.
– Người làm việc trong các khu xây dựng.
Việc tiêm uốn ván giúp bảo vệ sức khỏe của mọi người trong các nhóm nguy cơ này và là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh uốn ván.
Có thể nói, vắc xin uốn ván khá an toàn đối với con người, kể cả trẻ sơ sinh và mẹ bầu. Vì thế, mọi người cần nâng cao ý thức tiêm chủng đúng, đủ lịch để bảo vệ chính mình và người thân khỏi căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng này.
Hiện nay, bạn có thể chủ động tiêm phòng uốn ván tại các cơ sở y tế trên địa bàn sinh sống hoặc các phòng tiêm chủng dịch vụ. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín cung cấp đa dạng các loại vắc xin, trong đó có vắc xin uốn ván đơn lẻ và vắc xin kết hợp có thành phần ngừa bệnh uốn ván.
Khách hàng đến tiêm chủng sẽ được tư vấn các loại vắc xin phù hợp với lịch sử tiêm chủng và sức khỏe hiện tại của bạn. Đồng thời, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe tại chỗ để xem có đáp ứng đủ điều kiện tiêm chủng hay không.
Sau tiêm chủng, khách hàng sẽ lưu lại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng phụ. Điều đặc biệt, phòng tiêm TCI được đặt trong phòng khám đa khoa cùng hệ thống, vì thế mọi tình huống tiêm chủng đều được xử lý tốt bởi các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm.
Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.