Tiêm vacxin phụ nữ mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng bên cạnh chế độ dinh dưỡng, không chỉ đẩy lùi các bệnh nguy hiểm, hạn chế nguy cơ dị tật thai nhi mà còn tạo kháng thể bảo vệ trẻ lúc chào đời. Đây cũng là chủ đề nhận được sự quan tâm của các mẹ bầu mang thai lần đầu. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích và lưu ý quan trọng khi tiêm phòng trong thai kỳ nhé!
Bạn đang đọc: Lưu ý quan trọng khi tiêm vacxin phụ nữ mang thai lần đầu
1. Lý do cần tiêm phòng đầy đủ khi mang thai
Việc tiêm phòng đầy đủ trong thai kỳ mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đồng thời cũng mang tính chất phòng ngừa và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi bởi:
– Việc tiêm phòng giúp giảm nguy cơ sảy thai và sinh non do các bệnh truyền nhiễm gây ra.
Mang thai là thời điểm sức đề kháng sẽ yếu hơn bình thường, rất dễ bị tấn công bởi những vi khuẩn, virus gây hại.
– Hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, nếu như mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, rubella, khi mang thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não bộ thai nhi.
– Tiêm phòng khi mang thai là biện pháp duy nhất để bảo vệ trẻ sau sinh khỏi một số bệnh nguy hiểm. Các bệnh như lao, viêm phổi, và viêm màng não có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh.
2. Thời điểm tiêm vacxin cho phụ nữ mang thai lần đầu
Có hai thời điểm quan trọng mà phụ nữ mang thai cần tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của thai nhi và bản thân trong suốt giai đoạn thai nghén: trước và trong khi mang thai.
Việc tiêm chủng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, có những vacxin chỉ hiệu quả khi tiêm ở giai đoạn trước khi thụ thai.
Ví dụ, mẹ bầu mắc thủy đậu có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên, vacxin thủy đậu chỉ nên được tiêm ít nhất 1-3 tháng trước khi quyết định mang thai, do vacxin thủy đậu chứa virus sống, có thể tạo ra nguy cơ gây bệnh cho thai nhi nếu tiêm trong thời kỳ thai nghén. Vì vậy, không tiêm vacxin này khi đã biết mang thai để tránh mọi rủi ro không mong muốn.
3. Các câu hỏi thường gặp về tiêm vacxin cho phụ nữ mang thai
3.1 Các loại vacxin nào cần tiêm cho phụ nữ mang thai lần đầu?
Trước khi mang thai
– Tiêm vacxin 3in1 (sởi, quai bị, rubella): Nên tiêm muộn nhất là trước khi có thai 1-3 tháng.
– Vacxin phòng viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi có thai, tuy nhiên, việc tiêm trước khi mang bầu sẽ tăng cường sự chuẩn bị sức khỏe cho mẹ.
– Vacxin phòng cúm: Có thể tiêm ở mọi thời điểm trước hoặc trong khi mang thai. Tuy nhiên, khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang thai và thực hiện lại hàng năm để duy trì hiệu quả.
– Vacxin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván: Chỉ cần tiêm 1 liều và không cần phải tránh thai sau khi tiêm.
Trong giai đoạn mang thai
– Đối với thai lần đầu, mẹ bầu cần tiêm 2 mũi uốn ván. Mũi đầu tiên được tiêm từ tuần 20 trở đi, trong khi mũi thứ hai là mũi tiêm nhắc lại, tiêm cách mũi đầu 1 tháng. Chị em cần đảm bảo mũi tiêm thứ hai được tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.
3.2 Nếu tiêm trễ lịch thì có ảnh hưởng gì không?
Việc tuân thủ đúng lịch trình và phác đồ tiêm phòng là cách tối ưu hiệu quả vacxin. Nhưng trường hợp mẹ bầu trễ lịch tiêm do những nguyên nhân khách quan, không nên lo lắng về việc làm giảm hiệu quả của vacxin. Một số loại vacxin cần hoàn tất theo khuyến cáo trước thời gian tối thiểu để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Chẳng hạn, vacxin thủy đậu cần tiêm ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp vắc xin rota phòng bệnh gì và có nên cho trẻ dùng không
Chị em phụ nữ cần tiêm đúng lịch, đúng mũi tiêm để đảm bảo hiệu quả và an toàn
Trì hoãn hoặc trễ lịch tiêm phòng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh do tiếp xúc với mầm bệnh. Vì vậy, khi quá lịch hẹn, bà bầu nên đi tiêm chủng ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn và chỉ định tiêm phù hợp, nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa của vacxin và an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
3.3 Các phản ứng phụ sau tiêm có nghiêm trọng không?
Sau khi mẹ bầu tiêm vacxin có thể sẽ gặp một vài phản ứng thông thường. Ví dụ, sau khi tiêm vacxin uốn ván, có thể xuất hiện triệu chứng như sốt nhẹ và sưng đau tại vị trí tiêm. Đối với vacxin cúm, có thể xảy ra hiện tượng giả cúm, bao gồm sốt nhẹ, hắt hơi, và chảy nước mũi trong 1-2 ngày sau tiêm. Các dấu hiệu này là bình thường và thường tự giảm đi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
3.4 Cần làm gì khi bị sốt sau tiêm?
Để giảm sốt khi đang mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
– Mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi đủ, tình trạng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
– Uống đủ nước sẽ góp phần hạ sốt và duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.
– Tăng cường ăn rau xanh và trái cây giàu vitamin để hỗ trợ hệ miễn dịch.
– Chọn thuốc hạ sốt được bác sĩ phê duyệt cho mẹ bầu, tránh tự ý sử dụng các loại thuốc mà không thảo luận với bác sĩ
– Sử dụng khăn ấm để chườm hoặc lau người, tập trung vào các vị trí như bẹn, nách, lưng, để làm giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu tình trạng sốt kéo dài hơn 3-4 ngày, sốt cao, trạng thái mệt mỏi li bì, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Nên theo dõi cơ thể trong khoảng 24-48 giờ sau khi tiêm vacxin.
>>>>>Xem thêm: Tác dụng của vắc xin uốn ván và những đối tượng nên tiêm phòng sớm
Tiêm vacxin phụ nữ mang thai tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI
Ngoài ra, nếu mẹ bầu đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính gây sốt, đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc kháng viêm steroid (corticoid) hoặc có cơ địa dị ứng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm vacxin.
Với những loại vacxin được khuyến cáo hoàn thành trước khi mang thai, phụ nữ cần tránh thai an toàn theo quy định dành cho từng loại vacxin đã tiêm. Trong trường hợp vỡ kế hoạch, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác. Cần trao đổi với bác sĩ kỹ lưỡng về các vấn để sức khỏe của mình đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho mẹ trong quá trình tiêm phòng.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến tiêm vacxin phụ nữ mang thai giúp chị em có thêm các thông tin hữu ích để chuẩn bị toàn diện cho thai kỳ. Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần hỗ trợ các thông tin tiêm chủng liên quan nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.