Những lưu ý quan trọng nếu trẻ sốt cao khi tiêm vacxin

Sốt cao khi tiêm vacxin là một trong những phản ứng mà nhiều trẻ thường gặp phải. Trong trường hợp này đòi hỏi bố mẹ phải nắm được cách xử lý và đưa trẻ đi khám khi đã thực hiện các biện pháp hạ sốt thông thường. Trong bài viết này là những lưu ý quan trọng giúp bố mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn sau khi tiêm vacxin, đặc biệt là khi sốt cao nhé!

Bạn đang đọc: Những lưu ý quan trọng nếu trẻ sốt cao khi tiêm vacxin

1. Tại sao tiêm vacxin lại dẫn đến tình trạng sốt?

Vacxin đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để phòng ngừa virus và vi khuẩn. Cơ chế hoạt động của vacxin là tạo điều kiện cho cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn hoặc thành phần bất hoạt của virus để kích thích phản ứng miễn dịch.

Những lưu ý quan trọng nếu trẻ sốt cao khi tiêm vacxin

Sốt nhẹ sau tiêm là phản ứng thông thường sau tiêm

Mặc dù hoạt chất trong vacxin không đủ mạnh để gây ra nhiễm trùng hoặc triệu chứng nặng, nhưng đôi khi cơ thể có thể phản ứng bằng việc gây sốt nhẹ hoặc một số tác dụng phụ khác. Điều này không có nghĩa là vacxin không hoạt động hiệu quả, và không phải tất cả mọi người sau khi tiêm vacxin đều phải trải qua trạng thái sốt.

2. Thời điểm trẻ bị sốt sau tiêm

Sốt thường xuất hiện trong khoảng 1 tuần sau khi tiêm vacxin, nhưng đối với từng loại vacxin, thời điểm và khả năng xảy ra có thể khác nhau do sự đa dạng trong thành phần và tác động trên hệ miễn dịch.

Ngoài ra, ở một số vacxin cần tiêm nhiều hơn 1 liều để đạt hiệu quả bảo vệ, sốt có khả năng xảy ra cao hơn khi tiêm những liều về sau.

Trước khi tiêm, nên thảo luận với bác sĩ về thời điểm và tần suất để biết trước các phản ứng cũng như tình trạng sốt có thể xảy ra để xử trí hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng xảy ra hiện tượng sốt sau tiêm.

3. Một số câu hỏi thường gặp khi bị sốt sau tiêm

3.1 Bố mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm như thế nào?

Sốt sau tiêm phòng là phản ứng tự nhiên, thường biểu hiện dưới dạng sốt nhẹ, không vượt quá 38.5 độ C. Đây là hiện tượng phổ biến sau tiêm các loại vacxin như thương hàn, ho gà, 6 trong 1, v.v. Thông thường, sốt sẽ tự giảm sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ tiêm vacxin sởi, quai bị, có thể xuất hiện sốt kéo dài từ 5-12 ngày, phụ thuộc vào loại vacxin và hệ miễn dịch của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn liều lượng uống panadol sau khi tiêm vaccine

Những lưu ý quan trọng nếu trẻ sốt cao khi tiêm vacxin

trẻ cần được khám sàng lọc trước khi tiêm và theo dõi phản ứng sau tiêm ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng

Sau khi tiêm vacxin, bố mẹ nên theo dõi trẻ qua các điểm sau:

– Thân nhiệt của bé: Kiểm tra nhiệt độ cơ thể để phát hiện sớm các dấu hiệu sốt. Ghi chép và theo dõi thêm biểu hiện sốt sau thời gian tiêm.

– Mệt mỏi và khó chịu: Quan sát biểu hiện mệt mỏi và khó chịu ở bé, đảm bảo bé được nghỉ ngơi đầy đủ và tìm tư vấn y tế từ bác sĩ nếu cần.

– Ăn uống và ngủ: Chú ý đến thói quen ăn uống và giấc ngủ của bé, đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng và có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.

– Nhịp thở của bé: Quan sát tình trạng nhịp thở, đặc biệt là nếu có dấu hiệu thở nhanh hoặc khó khăn. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu như phát hiện các phản ứng bất thường.

– Phản ứng da: Kiểm tra có xuất hiện phản ứng da như phát ban hay mụn nước không, ghi chép tần suất và mức độ của phản ứng này.

– Vết tiêm: Quan sát vết tiêm, kiểm tra sưng tấy hay đau nhức. Hạn chế tiếp xúc vào vùng vết tiêm để tránh làm bé cảm thấy khó chịu.

3.2 Cách xử trí trẻ khi trẻ bị sốt cao sau tiêm vacxin

– Nếu nhiệt độ bé nhẹ (dưới 38 độ), không cần sử dụng thuốc hạ sốt ngay lập tức. Hãy tiếp tục quan sát nhiệt độ và tình trạng sức khỏe của bé. Sử dụng khăn ấm để chườm hoặc lau người bé, tập trung ở các vùng như bàn tay, bàn chân, nách, và nơi có mạch máu lớn để giúp hạ nhiệt nhanh chóng.

– Chọn quần áo thoáng khí, thấm hút mồ hôi để giảm cảm giác không thoải mái. Tránh mặc quá nhiều lớp quần áo cho trẻ khiến trẻ bức bí..

– Bảo đảm nhà cửa thoáng mát để tạo không gian thoải mái cho bé.

– Trong trường hợp bé sốt hơn 38.5 độ C, cần sử dụng thuốc hạ sốt (thường là Paracetamol 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4-5 tiếng, tổng liều không quá 100mg/kg cân nặng/24 tiếng). Đồng thời, kiểm tra kỹ chỗ tiêm xem có dấu hiệu sưng, đỏ, bầm tím bất thường hay không.

Những lưu ý quan trọng nếu trẻ sốt cao khi tiêm vacxin

>>>>>Xem thêm: Vắc xin và tác dụng phòng bệnh của vắc xin

Bố mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách và đúng liều lượng chỉ định

– Nếu nhiệt độ không giảm sau khi sử dụng thuốc, hoặc vùng tiêm bị sưng đau lạ thường, hãy liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

3.3 Nên đưa trẻ đi khám khi nào?

Hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện các dấu hiệu sau:

– Sốt trên 39 độ;

– Không đáp ứng với thuốc hạ sốt sau 1 giờ;

– Co giật, mệt mỏi, không có phản ứng khi gọi, hỏi;

– Tình trạng tím tái, khó thở;

– Bú kém, phát ban cùng các phản ứng bất thường kéo dài hơn 1 ngày;

– Áp xe, sưng đau nhiều ở tại vị trí tiêm.

3.4 Có thể hạ sốt cho trẻ bằng viên đặt hậu môn không?

Bố mẹ có thể chọn loại paracetamol phù hợp cho trẻ với các lựa chọn như sau:

– Dạng uống: Đối với trẻ lớn, có thể sử dụng viên uống. Đối với trẻ nhỏ, có thể chọn dạng bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch. Sử dụng muỗng hoặc thìa (đong) đi kèm để đảm bảo liều lượng đúng.

– Dạng đặt hậu môn: Cho trẻ không thể uống hoặc có nguy cơ nôn, có thể sử dụng viên đặt hậu môn. Rửa tay sạch trước và sau khi đưa thuốc cho trẻ. Đặt trẻ nằm nghiêng và đưa viên thuốc vào hậu môn với đầu nhỏ hướng phía trước. Giữ nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, và giữ trẻ yên trong 10 phút để tránh rơi thuốc ra ngoài.

Lưu ý: Nếu viên thuốc mềm, có thể để trong ngăn mát tủ lạnh để làm cho thuốc cứng lại và dễ dàng đặt vào hậu môn của bé.

Trên đây là những thông tin giúp bố mẹ chăm sóc và xử trí nếu trẻ bị sốt cao khi tiêm vacxin. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *