Trước và sau tiêm vacxin cho trẻ có nhiều lưu ý quan trọng mà bố mẹ cần nắm được nhằm đảm bảo quá trình tiêm phòng của con diễn ra một cách an toàn và hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về những điều mà bố mẹ cần quan tâm khi đưa trẻ đi tiêm chủng nhé.
Bạn đang đọc: Những lưu ý quan trọng trước và sau tiêm vacxin cho trẻ
1. Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin cho trẻ
Tiêm chủng là đưa vacxin vào cơ thể để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động ngăn chặn sự hình thành, phát triển của một số kháng nguyên gây bệnh cụ thể. Các kháng thể sau tiêm vacxin đóng vai trò quan trọng, tương tự như một lớp lá chắn bảo vệ sức khỏe khỏi virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.
Tiêm chủng vacxin đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với cá nhân mà còn với cả cộng đồng:
– Kiểm soát bệnh truyền nhiễm: Tiêm chủng giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh nguy hiểm như lao, bạch hầu, ho gà và nhiều loại vi khuẩn, giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Tiêm chủng giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các bệnh nguy hiểm
– Giảm nguy cơ mắc bệnh: Đặc biệt ở trẻ nhỏ, tiêm chủng đầy đủ giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại nhiều loại bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện.
– Giảm biến chứng và tử vong: Tiêm phòng vacxin giảm nguy cơ phát sinh biến chứng, di chứng, và giúp giảm tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh.
– Tiết kiệm chi phí: Chủ động phòng ngừa bệnh bằng tiêm chủng giúp giảm gánh nặng kinh tế, tiết kiệm chi phí điều trị so với khi mắc các bệnh truyền nhiễm.
– Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Tiêm chủng không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn ngăn chặn lây lan bệnh trong cộng đồng, đồng thời giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh mà không bị các di chứng ảnh hưởng đến thể chất và trí não, đảm bảo nguồn nhân lực khỏe mạnh cho tương lai của đất nước.
2. Những điều bố mẹ cần nắm trước khi tiêm chủng
Việc bố mẹ nắm rõ các lưu ý cần làm trước và sau tiêm vacxin cho trẻ sẽ đảm bảo quá trình tiêm chủng của trẻ đạt hiệu quả và an toàn.
2.1 Chuẩn bị trước khi cho trẻ tiêm chủng
– Trước tiên, thông báo chi tiết về tình trạng sức khỏe của trẻ cho bác sĩ, bao gồm: tiền sử bệnh lý, suy dinh dưỡng, các bệnh cấp tính và dị ứng thuốc/thức ăn. Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng hoặc sốt sau tiêm trước đó, việc tiêm có thể được hoãn đến khi trẻ đủ cân nặng hoặc hồi phục hoàn toàn
– Mang theo sổ/phiếu tiêm chủng đầy đủ, nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc theo dõi và lên kế hoạch tiêm chủng phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Một vài triệu chứng sau tiêm vacxin uốn ván khi mang thai
Cần tuân thủ lịch tiêm phòng theo độ tuổi được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo.
– Với số lượng mũi tiêm nhiều, ghi nhớ ngày và thời gian tiêm chính xác để đảm bảo trẻ được tiêm đúng lịch. Việc tiêm chủng không đúng lịch có thể giảm hiệu quả của biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ
– Hạn chế ăn quá no trước tiêm để tránh nguy cơ hạ đường huyết sau tiêm, nhưng cũng không để trẻ đói.
– Vệ sinh và trang phục: Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng, mặc cho trẻ trang phục đơn giản giúp bác sĩ tiến hành tiêm phòng dễ dàng hơn
– Với nhiều mũi tiêm, hãy ghi nhớ ngày và thời gian chính xác để đảm bảo tiêm đúng lịch và tăng hiệu quả phòng ngừa
– Nếu nhỡ lịch, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất trong ngày để tiêm chủng kịp thời.
2.2 Lưu ý sau khi trẻ tiêm chủng
– Trẻ cần được theo dõi tối thiểu 30 phút ngay sau khi tiêm chủng tại cơ sở tiêm. Bố mẹ nên chú ý đến bất kỳ biểu hiện bất thường như nôn trớ, thở nhanh… Nếu không có bất kỳ biểu hiện phản ứng nào, mẹ có thể đưa trẻ về nhà, nhưng vẫn cần tiếp tục theo dõi.
– Trong thời gian theo dõi tại nhà, mẹ cần quan sát xem trẻ có xuất hiện sốt, biểu hiện bên ngoài da, ăn uống và hành vi của trẻ như thế nào. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bé tiêm lần đầu ở độ tuổi 2 tháng, khi được tiêm mũi đầu tiên và vacxin 5in1/ 6in1.
– Mặc trẻ quần áo thoáng mát và duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Khuyến khích trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn để giúp cơ thể hồi phục sau tiêm chủng. Chế độ ăn uống cũng cần lưu ý trước và sau tiêm vacxin cho trẻ, đảm bảo đủ các nhóm chất cần thiết, dễ tiêu hóa và cho trẻ bú mẹ/ uống nhiều nước hơn.
– Đối với trẻ có cơ địa nhạy cảm, vùng tiêm có thể sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng bố mẹ không cần quá lo lắng, tình trạng này thường tự giảm sau 6 – 8 tiếng.
– Sau 24 giờ, mẹ có thể chườm nóng để giúp vùng sưng tấy biến mất nhanh chóng, giúp da trẻ dễ dàng tiếp xúc với môi trường xung quanh và nhanh chóng phục hồi. Trong trường hợp trẻ có sốt nhẹ, từ 37-38 độ C, mẹ có thể sử dụng các phương pháp làm mát, hạ nhiệt, hoặc sử dụng thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ, nên sử dụng thuốc hạ sốt để hiệu quả nhanh chóng hơn.
2.3 Các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay
Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ gặp các trường hợp dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám lại ngay:
>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn và một số lưu ý
Theo dõi trẻ sau tiêm để sớm phát hiện các phản ứng bất thường và chăm sóc trẻ hiệu quả hơn
– Trẻ có cơn co giật, quấy khóc kéo dài, li bì, hoặc bỏ bú.
– Thấy trẻ khó thở, da tái nhợt hoặc xanh tái, xuất hiện mề đay trên toàn thân, chân tay lạnh, hoặc xuất hiện vân tím trên da.
– Nếu sốt của trẻ liên tục cao hơn 39 độ C, và dù đã sử dụng biện pháp hạ sốt nhưng không giảm hoặc sốt cao kéo dài hơn 3 ngày.
– Vị trí đã tiêm phòng sưng, cứng, đau và có quầng đỏ với kích thước lớn hơn 2cm.
– Trẻ thường xuyên nôn mửa, đau quặn bụng không ngớt.
Bố mẹ cần lưu ý là không chạm hoặc đè vào chỗ tiêm, không bôi hay đắp bất kỳ thứ gì vì có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí tiêm và ảnh hưởng đến quá trình làm tự nhiên của cơ thể.
Hy vọng với những lưu ý trước và sau tiêm vacxin cho trẻ sẽ giúp bố mẹ theo dõi và chăm sóc trẻ trong suốt quá trình tiêm chủng hiệu quả hơn. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến tiêm chủng cho trẻ, vui lòng liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.