Thông tin về vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ đang có dấu hiệu quay trở lại sau nhiều năm đã được kiểm soát tốt bởi Tổ chức Y tế Thế giới. Bệnh gây ra những nốt phỏng rộp dưới da, dễ bị nhiễm trùng và gây ra những biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Vậy bệnh đậu mùa khỉ có vaccine không? 

Bạn đang đọc: Thông tin về vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ có “quan hệ gần gũi” với virus bệnh đậu mùa. Vì thế nhiều người “đánh đồng” đây cùng là 1 loại bệnh, nhưng không phải vậy.

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ thường trải qua các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu và các triệu chứng khác. Tuy có 1 số biểu hiện và triệu chứng giống đậu mùa nhưng 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.

Thông tin về vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây nhiễm nhanh chóng, gây ra những nốt phỏng rộp trên da

Bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận là lây trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm (như chăn ga gối, quần áo, khăn mặt, dịch tiết, giọt bắn đường hô hấp và các phương thức tiếp xúc khác). Hiện chưa có thông tin chính thức xác nhận về việc bệnh đậu mùa khỉ có thể lây qua đường tình dục hay không.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người trưởng thành nếu bị nhiễm virus và không có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Hầu hết những người mắc bệnh đậu mùa khỉ hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao, bao gồm tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, và những người có hệ miễn dịch yếu.

Theo các nhà khoa học, căn bệnh này khó lan truyền hơn so với dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời, bệnh đậu mùa khỉ vẫn có thể trở thành một mối đe dọa về sức khỏe toàn cầu.

2. Giải đáp: bệnh đậu mùa khỉ có vaccine không? 

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, việc sử dụng vaccine để phòng bệnh đậu mùa khỉ chỉ được khuyến nghị cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Theo các nghiên cứu cho thấy việc tiêm chủng đúng và đủ liều vắc xin phòng bệnh đậu mùa có thể giúp người bệnh chống lại đến 85% nguy cơ bị virus đậu mùa khỉ tấn công.

Tuy nhiên, do bệnh đậu mùa đã được loại trừ hoàn toàn trên toàn cầu từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80, nên hiện nay rất ít nước còn có vaccine đậu mùa tồn kho.

Các dây chuyền sản xuất vaccine đã được đóng cửa từ lâu, chỉ có một số quốc gia đã khởi động lại các dây chuyền này. Hiện tại, chưa có chỉ định tiêm vaccine rộng rãi cho tất cả người dân đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tiêm vắc xin thủy đậu rồi có bị nữa không?

Thông tin về vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ được ngăn chặn bằng vắc xin đậu mùa nhưng đã dừng triển khai cách tiêm chủng trên Thế giới đây nhiều năm

WHO cũng đã thống nhất rằng chỉ những đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên làm việc trong điều kiện phòng nghiên cứu, thí nghiệm, xét nghiệm hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh mới được tiêm vaccine đậu mùa khỉ nhằm ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Nếu mắc bệnh, diễn biến của bệnh đậu mùa khỉ cũng thường nhẹ hơn đối với những người đã tiêm vaccine.

Vậy với câu hỏi bệnh đậu mùa khỉ có vaccine không, bạn đã có câu trả lời chi tiết bên trên. Tuy nhiên, việc chưa tiêm phổ biến, rộng rãi vắc xin đậu mùa khỉ không có nghĩa là bạn chủ quan, bỏ qua các mũi tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm khác.

Vì bệnh đậu mùa khỉ có biểu hiện nhiễm trùng da, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác, do đó bạn nên tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Việc tiêm chủng đầy đủ sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh và giúp quá trình phát hiện dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ dễ dàng, điều trị kịp thời.

3. Những ai dễ bị mắc bệnh đậu mùa khỉ? 

Bệnh đậu mùa khỉ là 1 bệnh truyền nhiễm, bất kể ai cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh, trong đó những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người mang thai dễ bị tổn thương khi mắc bệnh.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên khi nhiễm virus đậu mùa khỉ, bệnh sẽ dễ tiến triển nhanh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Các phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ có thể hạn chế hơn so với người trưởng thành, vì thế bố mẹ cần bảo vệ con từ xa, hạn chế các nguy cơ, yếu tố lây bệnh.

Còn với mẹ bầu, việc nhiễm bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bệnh đậu mùa khỉ có thể làm cho mẹ bị sốt cao, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu, nếu sốt cao không cắt cơn, thai nhi trong bụng có thể bị dị tật, quái thai.

Thông tin về vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

>>>>>Xem thêm: Thông tin vắc xin VAT là gì và những điều cần biết về vắc xin VAT

Tuy chưa có vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ nhưng bạn cần tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm khác để dễ dàng phân biệt triệu chứng với bệnh đậu mùa khỉ

Ngoài ra, virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua nhau thai. Trẻ sinh ra sẽ bị bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe về sau.

4. Hướng dẫn ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ, có một số biện pháp quan trọng cần được tuân thủ. Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này, vì vậy việc ngăn ngừa và phòng tránh đậu mùa khỉ trở nên cực kỳ quan trọng.

– Trước tiên, bạn cần đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiều người hoặc ở nơi đông người sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Hãy che mũi và miệng bằng khăn tay, khăn vải, hoặc khăn giấy dùng 1 lần khi ho hoặc hắt hơi. Điều này sẽ giảm khả năng phát tán dịch tiết từ đường hô hấp.

– Ngoài ra, virut đậu mùa khỉ còn tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, bàn, ghế,… và lây nhiễm cho con người nếu bạn cầm, nắm và đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Vì thế việc rửa tay và sát khuẩn bề mặt tay sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.

– Để tránh lây nhiễm qua giọt bắn hoặc dịch tiết, người bệnh không nên khạc nhổ bừa bãi ở nơi công cộng. Hạn chế tiếp xúc gần với những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

– Hãy duy trì vệ sinh và sát khuẩn khu vực sống và các vật dụng cá nhân thường xuyên. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

– Trong trường hợp bạn nghi ngờ mắc bệnh hoặc nghi ngờ người khác mắc bệnh, hãy không tự điều trị mà nên tự cách ly và thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời.

– Để tăng cường sức đề kháng và khỏe mạnh, hãy duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hoạt động thể chất.

Ngoài những biện pháp trên, các chuyên gia khuyến cáo hạn chế ăn thịt động vật sống và không rõ nguồn gốc. Hãy tránh sử dụng thịt động vật có mùi hôi thối, có dấu hiệu lạ trên thịt, hoặc nhập từ các nguồn nghi ngờ đang có dịch bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ có vaccine không và những cách phòng ngừa bệnh đã được bài viết chia sẻ thông tin hữu ích tới bạn đọc. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ thông tin.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *