Vắc xin ngừa HPV thường được khuyến nghị là một trong những vắc xin quan trọng ở nữ giới, đặc biệt là nữ giới trước và trong độ tuổi sinh sản. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi có nên tiêm vắc xin HPV trước khi mang bầu và thời điểm nào cần tiêm ngừa HPV.
Bạn đang đọc: Có nên tiêm vắc xin HPV trước khi mang bầu và thời điểm cần tiêm
1. Có nên tiêm vắc xin HPV trước khi mang bầu?
HPV là loại virus phổ biến gây bệnh đường sinh dục và mức độ nghiêm trọng của bệnh do HPV gây ra sẽ khác nhau ở từng người. Một số phụ nữ có thể không nhận ra mình bị nhiễm HPV. Trong một số trường hợp, nhiễm HPV có thể phát triển thành các bệnh ung thư. Bên cạnh đó, virus HPV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Vì vậy, tiêm vắc xin phòng HPV là việc làm quan trọng ở nữ giới, đặc biệt là trong độ tuổi trước sinh sản.
Mẹ nhiễm HPV trong giai đoạn mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe thai kỳ
Để giải đáp cho thắc mắc có nên tiêm vắc xin HPV trước mang thai không, thì dưới đây là một số lý do quan trọng của việc tiêm phòng:
– Hiệu quả ngừa nhiễm HPV: Vắc xin ngừa HPV có khả năng bảo vệ chống lại các chủng virus HPV gây ung thư cổ tử cung và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Việc tiêm vắc xin trước khi mang thai giúp tăng hiệu quả phòng ngừa nhiễm HPV và giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan tới đường sinh dục trong thai kỳ.
– Bảo vệ sự an toàn cho thai nhi: Các bệnh lý gây ra bởi virus HPV ở phụ nữ có thể là u xơ tử cung hoặc thậm chí ung thư cổ tử cung. Việc sử dụng vắc xin HPV có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ phát triển của virus HPV gây bệnh nguy hiểm trên trong quá trình mang thai của mẹ. Từ đó, giúp giảm thiểu đối đa tỷ lệ sảy thai, thai sinh non và các vấn đề liên quan khác ảnh hưởng đến thai nhi.
– Bảo vệ sức khỏe đầu đời của trẻ: Nếu một phụ nữ nhiễm HPV và mang thai, virus có thể được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Đồng thời, mẹ nhiễm HPV trong thai kỳ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ trong tương lai như nhiễm HPV đường hô hấp phổ biến ở trẻ sơ sinh.
– Thời điểm tiêm vắc xin an toàn: Việc tiêm vắc xin HPV trước khi mang thai được coi là an toàn, và không có bằng chứng cho thấy nó gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu đã mang thai, nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về thời điểm tiêm vắc xin.
– Giảm nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung: HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Tiêm vắc xin HPV trước khi mang thai có thể giảm nguy cơ nhiễm HPV và giúp ngăn ngừa phát triển ung thư cổ tử cung gây ảnh hưởng tới cả việc mang thai và cả sức khỏe thai kỳ.
Tuy nhiên, quyết định tiêm vắc xin ngừa HPV trước khi mang thai nên được đưa ra sau khi thảo luận và nhận chỉ định từ bác sĩ.
2. Thời điểm tiêm ngừa HPV trước khi mang thai
Theo hướng dẫn từ Bộ Y tế Việt Nam, việc tiêm vắc xin ngừa HPV được khuyến nghị cho các trẻ em nữ và phụ nữ từ 9 tuổi trở lên. Đặc biệt, độ tuổi từ 9-14 được coi là “độ tuổi vàng” để tiêm vắc xin ngừa HPV. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng chỉ phụ nữ trưởng thành mới cần quan tâm đến HPV, thực tế là nhóm ưu tiên tiêm vắc xin ngừa HPV là các bé gái trước khi có sinh hoạt tình dục. Bởi tại giai đoạn này, nữ giới sẽ mang nguy cơ lây nhiễm virus HPV thấp do chưa sinh hoạt tình dục.
Tìm hiểu thêm: Sự quan trọng của chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung
Việc có nên tiêm vắc xin HPV trước mang thai không và cần tiêm khi nào là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ
Để có sự chuẩn bị tốt cho thai kỳ cũng như đảm bảo sức khỏe người mẹ, chị em phụ nữ nên tiêm phòng HPV ở độ tuổi trước sinh sản. Đồng thời, cần tiêm phòng trước 27 tuổi – độ tuổi giới hạn của các loại vắc xin ngừa HPV hiện nay.
Ngoài ra, để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi thì các chuyên gia Y tế khuyến cáo, chị em chuẩn bị có thai nên thực hiện tiêm phòng HPV và hoàn thành mũi tiêm cuối cùng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Nếu đã phát hiện có thai thì tuyệt đối không được tiêm vắc xin ngừa HPV.
3. Lịch tiêm phòng HPV cho chị em phụ nữ trước mang thai
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện đang có các loại vắc xin ngừa HPV bao gồm: vắc xin ngừa 4 chủng HPV – Gardasil (Mỹ) và vắc xin ngừa 9 chủng HPV – Gardasil 9 (Mỹ). Lịch tiêm phòng cụ thể của từng loại vắc xin như sau:
4.1. Vắc xin Gardasil
Được sử dụng ngừa bệnh cho bé gái và nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi. Vắc xin được tiêm theo đường tiêm bắp và mỗi liều có liều lượng là 1.5ml.
Lịch tiêm phòng gồm 3 mũi cơ bản theo phác đồ 0-2-6:
– Mũi 1: tiêm mũi đầu tiên bất kỳ khi đủ tuổi tiêm phòng.
– Mũi 2: tiêm mũi thứ 2 sau 2 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên.
– Mũi 3: tiêm mũi thứ 3 sau 6 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên.
Lưu ý rằng mũi thứ 3 phải kết thúc 1 tháng trước khi chị em phụ nữ có thai.
4.2. Vắc xin Gardasil 9
*Lịch tiêm cho trẻ từ 9 tuổi đến 14 tuổi như sau: Có thể tiêm 2 hoặc 3 mũi, tùy thuộc vào tình huống cụ thể.
– Phác đồ tiêm 2 mũi thông thường là mũi 2 được tiêm sau mũi 1 từ 6 đến 12 tháng.
– Nếu khoảng cách giữa mũi 2 và mũi 1 là dưới 5 tháng, cần tiêm thêm mũi 3 và mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng (đảm bảo 3 mũi được tiêm trong vòng 1 năm).
*Lịch tiêm cho trẻ từ 15 tuổi trở lên đến 26 tuổi như sau:
– Mũi 1: tiêm mũi đầu tiên bất kỳ khi đủ tuổi tiêm phòng.
– Mũi 2: tiêm mũi thứ 2 sau 2 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên.
– Mũi 3: tiêm mũi thứ 3 sau 6 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên.
Lưu ý rằng mũi thứ 3 phải kết thúc 1 tháng trước khi chị em phụ nữ có thai.
>>>>>Xem thêm: Đi tiêm uốn ván về bị đau tay và những phản ứng phụ sau tiêm
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện đang có các loại vắc xin ngừa HPV
Ngoài ra, để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm virus HPV và các bệnh lý khác thông qua đường tình dục, bên cạnh việc tiêm vắc xin ngừa bệnh, chị em phụ nữ cũng nên chú ý một số vấn đề khác như: thực hiện quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh (ví dụ như sử dụng bao cao su), nên duy trì một mối quan hệ chung thủy 1-1 với “bạn tình” đáng tin cậy, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày.
Như vậy, bài viết vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên tiêm vắc xin HPV trước mang bầu và thời điểm cần tiêm phòng. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI sẵn các loại vắc xin ngừa HPV cho nữ giới, đăng ký chủng ngừa ngay để có sự chuẩn bị tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh và hành trình đón bé trọn vẹn, chị em nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.