Tiêm vacxin là biện pháp dự phòng hiệu quả cho nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, để tiêm vacxin an toàn cũng như đạt hiệu quả tối đa của việc tiêm chủng, người tiêm cần tuân thủ những lưu ý sau khi tiêm vacxin!
Bạn đang đọc: Những lưu ý sau khi tiêm vacxin bạn cần nắm rõ
1. Theo dõi sau tiêm chủng
Vacxin khi đi vào cơ thể sẽ sinh ra những phản ứng trong quá trình cơ thể thích nghi với vacxin. Tùy từng người mà những phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện hoặc không, cũng như có thể là nhẹ hoặc nặng. Do đó, việc theo dõi sau tiêm chủng là cần thiết:
– Người được tiêm chủng cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và quay lại gặp nhân viên y tế theo dõi sau tiêm chủng để kiểm tra lại nhiệt độ hoặc đo thêm huyết áp (cần thiết đối với người già trên 65 tuổi), nghe tư vấn, dặn dò trước khi về.
Tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, 100% khách hàng phải ở lại 30 phút sau tiêm để các y bác sĩ theo dõi và kiểm tra sức khỏe kỹ càng trước khi ra về. Việc này giúp người tiêm được kịp thời xử trí nếu chẳng may gặp phải các phản ứng bất thường sau tiêm.
Tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, 100% khách hàng phải ở lại 30 phút sau tiêm để các y bác sĩ theo dõi và kiểm tra sức khỏe kỹ càng trước khi ra về
– Về nhà, người tiêm cần được tiếp tục theo dõi sức khỏe ít nhất 48 tiếng. Với trẻ em và người già, đặc biệt cần theo dõi lúc ban đêm.
– Nếu sau tiêm chủng phát hiện các biểu hiện bất thường như: nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, thở ngắt quãng, thở nhanh, nôn trớ, xỉu, mệt,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhà hoặc điện thoại lại số hotline của Phòng tiêm chủng hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời.
2. Những phản ứng thường gặp sau tiêm vacxin và hướng xử trí
2.1. Những phản ứng thường gặp phải sau tiêm
– Sốt nhẹ (38-38,5 độ C) và ớn lạnh.
– Quấy khóc, ăn uống kém hơn bình thường (với trẻ em).
– Phát ban nhẹ (sau khi tiêm vacxin sởi hoặc thủy đậu).
2.2. Hướng xử trí
– Các phản ứng thường gặp trên có thể hết sau 1-2 ngày, vì vậy, chỉ cần tiếp tục theo dõi tại nhà khi xuất hiện các dấu hiệu thông thường trên.
– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để nhanh hạ sốt.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng như hàng ngày.
– Với trẻ nhỏ: cho ăn, bú ít một, nhiều lần.
Tìm hiểu thêm: Tư vấn tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai 35 tuần
Để tiêm vacxin an toàn cũng như đạt hiệu quả tối đa của việc tiêm chủng, người tiêm cần tuân thủ những lưu ý sau khi tiêm vacxin
– Với trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi: có thể cho trẻ uống thêm các loại nước hoa quả, cháo sữa. Không cho trẻ ăn, bú ở tư thế nằm, bế trẻ ở tư thế đầu cao khi ăn và sau uống. Đồng thời, quan sát trẻ từ 15-30 phút sau khi ăn, uống.
– Nếu sốt cao trên 38,5 độ C: cởi bỏ bớt quần áo, chườm hoặc lau nách, bẹn, cổ bằng khăn nhúng nước ấm và sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Sau lần uống thứ 3 không đỡ sốt cần liên lạc lại với phòng tiêm chủng.
– Không bôi đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm (dầu cao, chanh, khoai tây, lòng trắng trứng,…).
3. Những biểu hiện nguy hiểm
– Sốt cao trên 39 độ C, co giật hoặc mệt lả, lừ đừ, không có phản ứng khi được gọi.
– Da tím tái, khó thở, thở nhanh nông, thở rít, rút lõm lồng ngực.
– Phát ban, mẩn đỏ khắp người, nổi sẩn, ngứa, sưng môi, sưng mí mắt.
– Trẻ nhỏ quấy khóc dữ dội hoặc kéo dài không dỗ được.
– Nôn, tiêu chảy hoặc đau thắt bụng.
– Trẻ nhỏ bú kém cùng với sốt nhẹ, quấy khoác, phát ban,… kéo dài trên 1 ngày.
Khi xuất hiện các biểu hiện trên, cần đưa trẻ/người tiêm chủng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử trí kịp thời.
4. Sau tiêm vacxin nên kiêng gì?
Sau khi tiêm vacxin, hệ miễn dịch cần hoạt động tương tác với vacxin và hình thành kháng thể, do đó người tiêm cần hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều lưu ý sau khi tiêm vacxin:
4.1. Không uống rượu bia
Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy rượu bia làm giảm hiệu quả của vacxin, nhưng uống rượu bia có thể ức chế hệ thống miễn dịch và gây mất nước cho cơ thể. Hướng dẫn từ Bộ Y tế khuyến nghị người tiêm vacxin kiêng uống rượu bia ít nhất trong vòng 3 ngày để đảm bảo miễn dịch hoạt động tốt nhất.
Bên cạnh đó, rượu bia cũng có thể làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, dẫn đến nguy cơ biến chứng sau tiêm cao hơn. Đồng thời, phản ứng khi uống rượu có thể bị nhầm lẫn với phản ứng sốc phản vệ sau tiêm, gây nguy hiểm khi không được can thiệp y tế kịp thời.
4.2. Hạn chế làm việc quá sức
Tác dụng phụ và ảnh hưởng của vacxin ngừa bệnh có thể làm giảm sức khỏe của người tiêm và làm cho họ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Bởi vậy, trong thời điểm sau khi vừa tiêm chủng, người tiêm cần được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Phòng bệnh cho con với những loại vacxin cho trẻ em dưới 12 tuổi
Trong thời điểm sau khi vừa tiêm chủng, người tiêm cần được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ để phục hồi sức khỏe nhanh chóng
Ngược lại, nếu cố gắng làm việc quá sức trong thời gian dài, không chỉ làm cho sức khỏe phục hồi chậm mà còn có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ sau tiêm. Hãy sắp xếp công việc sao cho bạn có thể nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày hoặc chỉ làm các công việc nhẹ nhàng sau khi tiêm vacxin.
4.3. Đi ngủ đủ giấc và ngủ sớm
Thói quen thức khuya không tốt cho sức khỏe, đặc biệt có thể gây rối loạn nội tiết tố và hệ miễn dịch. Điều này không tốt cho hệ miễn dịch khi đang trong quá trình hoạt động mạnh mẽ để hình thành kháng thể chống lại virus.
Vì vậy, sau khi tiêm vacxin, hãy dành thời gian ngủ đủ và ngủ sớm từ 7-8 giờ mỗi đêm để sức khỏe có thể phục hồi nhanh chóng.
Những lưu ý trên giúp đảm bảo rằng cơ thể người tiêm có điều kiện tốt nhất để tương tác với vacxin và hình thành miễn dịch chủ động. Đồng thời, việc nắm được những hướng dẫn chăm sóc sau tiêm chủng sẽ giúp người tiêm giảm khó chịu và nhanh phục hồi sức khỏe sau tiêm.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn những lưu ý sau khi tiêm vacxin quan trọng. Lưu ngay lại để đạt được hiệu quả chủng ngừa cao bạn nhé! Ngoài ra, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI có đầy đủ các loại vắc xin ngừa bệnh cùng với quy trình chủng ngừa an toàn, đạt chuẩn Bộ Y tế, đăng ký chủng ngừa ngay để bảo vệ toàn diện sức khỏe cho chính bạn và người thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.