Tiêm phòng uốn ván là biện pháp phòng ngừa quan trọng trong việc ngăn chặn các nguy cơ lây lan và biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván và tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng uốn ván nhé!
Bạn đang đọc: Hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tiêm phòng bệnh uốn ván
1. Căn bệnh uốn ván nguy hiểm ra sao?
Bệnh uốn ván, là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây ra bởi trực khuẩn Clostridium tetani. Chúng thường tồn tại ở môi trường xung quanh chúng ta như trong đất, phân động vật và cả trong ruột người. Vi khuẩn này có thể tồn tại ở dạng ký sinh trong đất hoặc phân suốt một thời gian dài. Mọi nơi có thể có vi khuẩn gây uốn ván, và chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hoặc tổn thương trên da. Trực khuẩn này tiết ra ngoại độc tố protein mạnh, gây tổn thương đặc biệt tới hệ thần kinh.
Vi khuẩn Clostridium tetani có thể phát triển từ vết thương hoặc cắt rạn nhỏ, khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
Bệnh thường bắt đầu với co thắt nhẹ ở cơ hàm, sau đó lan rộng đến các vùng mặt và các bộ phận khác như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Triệu chứng cơ bắt đầu tạo ra tư thế cong lưng đặc trưng và ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, có thể gây ra đau và thậm chí gãy xương. Ngoài ra, thời điểm khi bệnh phát triển còn có triệu chứng sốt, đau đầu, có hiện tượng bí tiểu, tiểu rát và đại tiện mất kiểm soát.
– Thể bệnh hay gặp là uốn ván toàn thân: điển hình với các cơn co giật đau đớn kéo dài trong 7 ngày từ khi vi khuẩn xâm nhập. Cơ bị căng cứng ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể bao gồm: hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi.
– Uốn ván cục bộ ít phổ biến hơn, xuất hiện ở cơ gần vết thương và thường có tiên lượng tốt hơn uốn ván toàn thân. Tuy nhiên, có thể là dấu hiệu tiên lượng của uốn ván toàn thân.
Bệnh xuất hiện phổ biến ở vùng nông thôn và ở những nơi không có Chương trình tiêm chủng mở rộng, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi với tỷ lệ tử vong rất cao lên tới 90%.
2. Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa uốn ván hữu hiệu
2.1 Những ai cần tiêm phòng bệnh uốn ván?
Tiêm phòng uốn ván đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi bệnh tật nguy hiểm này. Việc đạt đến tỷ lệ tiêm phòng cao trong cộng đồng giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, bảo vệ không chỉ bản thân mà còn là cả cộng đồng xung quanh. Các đối tượng cần tiêm vắc xin phòng uốn ván bao gồm:
– Người chưa được tiêm phòng: Ai chưa được tiêm vắc xin phòng uốn ván hoặc chưa hoàn thiện lịch tiêm phòng cần được tiêm để tạo miễn dịch.
– Những người có vết thương đâm chọc hoặc vết thương kín, đặc biệt là những vết thương không vệ sinh, cần tiêm phòng ngay để đề phòng bệnh uốn ván.
– Phụ nữ mang thai: Việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai là cần thiết để bảo vệ cả mẹ và thai nhi tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
– Những người làm việc có yếu tố rủi ro cao: Các ngành nghề như nông dân, công nhân xây dựng, hoặc những người tiếp xúc với đất đai, bùn đất, phân chuồng có nguy cơ cao nhiễm bệnh và cần tiêm nhắc định kỳ.
2.2 Lịch tiêm phòng uốn ván cụ thể
Tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ (TT) cho các đối tượng
– Với người chưa từng tiêm vắc xin có kháng nguyên uốn ván bao giờ:
Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên.
Mũi 2: Sau 4 tuần kể từ mũi 1.
Mũi 3: Tiêm sau 6 tháng từ lúc tiêm mũi 2.
Mũi 4: Tiêm sau 1 năm kể từ lúc tiêm mũi 3.
Mũi 5: Tiêm sau 1 năm kể từ lúc tiêm mũi 4.
– Với người bị thương:
Nếu như đã tiêm các mũi vắc xin cơ bản có chứa thành phần phòng uốn ván: Thì cần tiêm nhắc 01 mũi và không tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT)
Nếu trường hợp chưa tiêm các mũi vắc xin cơ bản phòng uốn ván: Cần tiêm theo lịch tiêm cơ bản nêu trên và tiêm SAT cùng ngày với tiêm mũi 1.
– Với phụ nữ đang có bầu:
Ở lần mang thai đầu tiên: Nếu chưa được tiêm các mũi vắc xin phòng uốn ván cơ bản hay chưa tiêm nhắc lại. Thì cần tiêm 02 mũi cách nhau 04 tuần, mũi 2 tiêm trước khi sinh ít nhất là 01 tháng. Nếu như đã tiêm đủ các mũi vắc xin uốn ván cơ bản và đã nhắc lại vắc xin phòng uốn ván trước khi có thai, cần tiêm 01 mũi trước lúc sinh tối thiểu 01 tháng.
Ở mỗi lần có thai sau: Tiêm nhắc 01 mũi, không cần quan tâm đến khoảng cách các lần mang thai và mũi tiêm đó cũng cần trước khi sinh tối thiểu là 01 tháng.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về vấn đề người bị tai biến có nên tiêm vắc-xin không
Vắc xin uốn ván hấp phụ tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến người lớn
Tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT) dùng để dự phòng uốn ván cho người lớn, trẻ em khi có nguy cơ nhiễm bệnh uốn ván. Tiêm khi có vết thương hở. Cụ thể:
– Nếu vết thương sạch, nhỏ: cần tiêm nhắc 01 mũi vắc xin ngừa uốn ván, không tiêm SAT
– Nếu vết thương sạch, lớn thì có nguy cơ nhiễm uốn ván, do đó:
Nếu đã chủng ngừa đầy đủ trong vòng 10 năm, cần tiêm nhắc vắc xin uốn ván, không tiêm SAT.
Nếu đã chủng ngừa đầy đủ >10 năm hoặc là chưa tiêm chủng đầy đủ, cần tiêm 01 mũi vắc xin uốn ván + tiêm SAT 250IU (ở tay đối diện).
– Vết thương có nguy cơ nhiễm uốn ván, đến trễ và cắt lọc chưa hết mô hoại tử:
Nếu đã chủng ngừa đầy đủ trong vòng 10 năm: Cần tiêm nhắc vắc xin uốn ván, không tiêm SAT kết hợp điều trị kháng sinh.
Nếu đã chủng ngừa đầy đủ >10 năm hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, tiêm 01 mũi vắc xin uốn ván + tiêm SAT 500IU (ở tay đối điện) kết hợp với điều trị kháng sinh.
Lưu ý lịch tiêm và số lượng mũi tiêm thay đổi theo từng độ tuổi và lịch sử tiêm phòng. Để nắm được lịch tiêm và liều tiêm cụ thể, hãy đến các trung tâm tiêm chủng uy tín để được các bác sĩ tư vấn.
2.3 Một số lưu ý quan trọng khi tiêm phòng bệnh uốn ván
Việc tiêm vắc xin phòng uốn ván cần tuân thủ những quy định và lưu ý sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
>>>>>Xem thêm: Lịch tiêm vắc xin viêm gan B trước khi mang thai
Tiêm phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ mang thai tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI
– Kiểm tra và thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm: Thông báo y tế cho bác sĩ trước tiêm về mọi vấn đề y tế, dị ứng hay bất kỳ tác động phụ nào từ các liều vắc xin trước đó. Thông qua việc tư vấn trước tiêm sẽ góp phần giảm căng thẳng và lo lắng có thể gây ra các phản ứng sau tiêm.
– Quan sát kỹ các triệu chứng sau tiêm như đau, sưng, hoặc nổi mẩn để báo cáo ngay cho nhân viên y tế.
– Mẹ bầu tiêm vắc xin uốn ván cần sự tư vấn cẩn thận, đặc biệt là trong các giai đoạn quan trọng của thai kỳ.
– Phản ứng sau tiêm có thể khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. Có thể xuất hiện sốt nhẹ, đau tay….
– Nếu có vết thương, cần đánh giá và tuân thủ đúng hướng dẫn tiêm vắc xin phù hợp. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp các triệu chứng bất thường sau tiêm.
Hy vọng qua bài viết này đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích liên quan đến tiêm phòng uốn ván. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến tiêm chủng, vui lòng liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.