Sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm. Nhưng đây lại là vấn đề mà bậc phụ huynh nào cũng quan tâm và lo lắng khi cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin. Vậy hãy cùng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tìm hiểu đâu là nguyên nhân của phản ứng và cách xử lý như thế nào khi trẻ sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1.
Bạn đang đọc: Cách xử trí tại nhà khi thấy trẻ sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1
1. Tổng quan về tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 cho trẻ nhỏ
Vắc xin 6 trong 1 là một loại vắc xin hỗn hợp, được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên để ngăn ngừa 6 loại bệnh nguy hiểm ở trẻ em có trong 1 mũi tiêm. 6 loại bệnh nguy hiểm đó bao gồm:
– Ho gà.
– Bạch hầu.
– Uốn ván.
– Bại liệt.
– Viêm gan B.
– Các bệnh viêm phổi, viêm màng não và các bệnh xâm lấn do vi khuẩn Hib.
Hiện nay, có 2 hai loại vắc xin 6 trong 1 đang được dùng để tiêm chủng cho trẻ em, đó là:
– Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim có nguồn gốc từ Pháp do Sanofi Pasteur sản xuất.
– Vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa có nguồn gốc từ Bỉ do GSK (GlaxoSmithKline) sản xuất.
Cả 2 loại này giống nhau và có thành phần ho gà vô bào, vì thế so với thành phần ho gà nguyên bào thì nó có độ an toàn cao hơn. Vì vậy, tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 không chỉ giúp trẻ giảm được số lần đi tiêm chủng, mà còn giúp tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian đưa trẻ đi tiêm. Bên cạnh đó, khi số lượng mũi tiêm được giảm đi, trẻ cũng sẽ giảm bớt đau đớn so với khi phải tiêm chủng nhiều mũi.
Vắc xin 6 trong 1 được nhiều cha mẹ tin chọn để tiêm phòng cho con trẻ
2. Nguyên nhân dẫn đến phản ứng và cách xử lý khi trẻ sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1
2.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1
Sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 mà trẻ bị sốt có thể do một trong những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
– Do trẻ mới chào đời nên sức đề kháng còn yếu, điều này khiến trẻ dễ bị sốt hơn sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, đây là một trong những biểu hiện cho thấy cơ thể của trẻ đang miễn dịch với loại vắc xin này, nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
– Do vắc xin 6 trong 1 có chứa thành phần ho gà vô bào với thành phần kháng nguyên đặc hiệu, nên trẻ dễ bị sốt sau khi tiêm phòng vắc xin.
Tùy vào thể trạng của từng trẻ mà tình trạng sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1 sẽ không giống nhau, có trẻ sốt dưới 38.5 độ C, có trẻ sốt cao trên 39.5 độ C. Thông thường, trẻ bị sốt sau khi tiêm chủng từ 6 đến 12 giờ, sau 1 đến 2 ngày sẽ tự khỏi mà không có bất cứ ảnh hưởng nào. Đa phần trẻ bị sốt không cần phải dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm, đây là biểu hiện nguy hiểm cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để xử trí và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Các mũi tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ em và người lớn
Do sức đề kháng còn yếu nên trẻ dễ xuất hiện những phản ứng sau khi tiêm vắc xin, tuy nhiên điều này chứng tỏ hệ miễn dịch của trẻ đang dần thích nghi với loại vắc xin này
2.2. Cách xử trí tại nhà khi thấy trẻ sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1
Hầu như trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 đều an toàn. Sau khi tiêm phòng xong, cha mẹ cần theo dõi sát sao các phản ứng của trẻ, đặc biệt là thân nhiệt và các biểu hiện trên da. Sau đó, dựa vào các phản ứng của trẻ để có cách xử lý sao cho thích hợp. Cụ thể như sau:
– Nếu trẻ bị sốt dưới 38.5 độ C: Đầu tiên cho bé chườm ấm hoặc lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, có thể thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, không cho trẻ ngồi hoặc nằm trực tiếp dưới quạt.
– Nếu trẻ bị sốt trên 38.5 độ C: Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng, phù hợp với cân nặng cũng như độ tuổi của bé. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc hạ sốt mà không giảm nhiệt thì cha mẹ nên cho trẻ đến ngay bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý thích hợp, an toàn.
– Đặc biệt chú ý nếu trẻ bị sốt cộng thêm phản ứng lờ đờ, mệt mỏi, ngủ li bì hoặc co giật, đã sử dụng thuốc hạ sốt mà cơn sốt vẫn vậy, kéo dài trên 2 ngày thì cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
3. Một số phản ứng khác có thể gặp sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 và cách xử lý
3.1. Các phản ứng trẻ thường gặp sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1
– Các phản ứng tại vị trí tiêm: Do da trẻ sơ sinh còn non nên sau khi tiêm rất dễ bị sưng lên làm cho trẻ cảm thấy đau và không thoải mái nên thường sẽ quấy khóc. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị nổi cục ở vị trí tiêm, tuy nhiên, cha mẹ không cần lo lắng bởi vì sau 1 đến 2 ngày chúng sẽ biến mất. Và đặc biệt lưu ý không bôi bất cứ thứ gì nên vị trí tiêm, không tì đè lên vết tiêm để tránh bị nhiễm khuẩn.
– Khó chịu và mệt mỏi: Do tình trạng miễn dịch của bé phản ứng lại với vắc xin nên trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái trong cơ thể, từ đó phát sinh ra tình trạng quấy khóc.
– Bỏ bú, lười ăn: Do cơ thể mệt mỏi và bị sốt sau khi tiêm vắc xin nên trẻ sẽ có hiện tượng bỏ bú, lười ăn. Trường hợp này, cha mẹ hãy cố gắng bổ sung vitamin C, chia nhỏ các bữa ăn của trẻ để giúp trẻ có sức đề kháng tốt cho việc hồi phục sức khoẻ sau tiêm.
>>>>>Xem thêm: Thời gian hoàn thành phác đồ tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Do sốt nên trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, lúc này cha mẹ nên chú ý để chăm sóc trẻ
3.2. Các phản ứng hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1
Bên cạnh những phản ứng thông thường, còn có một số trường hợp xuất hiện phản ứng hiếm gặp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho trẻ như:
– Trẻ lơ mơ, lừ đừ, không có dấu hiệu đáp lại khi được gọi.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phế quản, thở khò khè hoặc thở gấp.
– Sưng viêm lan ra vị trí xung quanh và các khớp lân cận vết tiêm.
– Phát ban toàn thân, nổi mề đay hoặc co giật.
Đây là những trường hợp rất hiếm khi xảy ra ở trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1. Tuy nhiên, nếu gặp phải những trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để xử trí kịp thời.
Trên đây là nguyên nhân của phản ứng và cách xử lý như thế nào khi trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1. Mong rằng cha mẹ đã hiểu hơn và biết cách xử trí khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, cha mẹ có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.