Khi trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch lúc này còn rất yếu và dễ bị nhiễm vi khuẩn phế cầu, từ đó gây ra các bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Để tạo ra được sự miễn dịch một cách chủ động cho trẻ em, việc tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn từ sớm là rất cần thiết. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về công dụng cũng như lịch tiêm phòng cho trẻ với vắc xin phòng phế cầu khuẩn trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chi tiết lịch tiêm phòng cho trẻ với vắc xin phòng phế cầu khuẩn
1. Sơ lược về phế cầu khuẩn và tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh
1.1. Phế cầu khuẩn là gì? Phế cầu khuẩn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ?
Vi khuẩn phế cầu là một loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh lý ở người như viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm trùng huyết.
Loại vi khuẩn này đặc biệt nguy hiểm với trẻ em dưới 2 tuổi, đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu. Trong trường hợp không may, các bệnh lý nhiễm trùng do phế cầu khuẩn gây ra có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng như điếc, khiếm thị hoặc là các vấn đề liên quan đến trí tuệ ở trẻ. Kể cả trường hợp điều trị tích cực thì nguy cơ để lại di chứng liên quan đến sức khỏe thể chất vẫn là rất cao.
Chính vì vậy, điều đầu tiên cần làm để phòng loại vi khuẩn này chính là tiêm phòng phế cầu để tạo lớp bảo vệ chống lại vi khuẩn.
Phế cầu khuẩn là chủng vi khuẩn nguy hiểm gây ra nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ
1.2. Ý nghĩa quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn cho trẻ
Tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn cho trẻ sẽ là một cách tăng sức đề kháng giúp trẻ có một hệ miễn dịch “vững vàng” hơn trước vi khuẩn. Vắc xin phòng phế cầu thường chứa các kháng nguyên hoặc protein bề mặt của phế cầu khuẩn, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn phế cầu. Khi được tiêm phòng, vắc xin sẽ bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn phế cầu. Đồng thời, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện mỗi ngày.
Tại Việt Nam, hiện đang có hai loại vắc xin phòng phế cầu khuẩn là:
– Vắc xin phòng phế cầu Synflorix (PCV10) giúp bảo vệ chống lại 10 loại vi khuẩn phế cầu khác nhau.
– Vắc xin phòng phế cầu Prevenar 13 (PVC13) giúp bảo vệ cơ thể chống lại 13 loại vi khuẩn phế cầu.
2. Chi tiết lịch tiêm phòng cho trẻ với vắc xin phòng phế cầu khuẩn
Số liều tiêm của 2 loại vắc xin sẽ phụ thuộc vào lứa tuổi bắt đầu mũi tiêm đầu tiên.
2.1. Lịch tiêm phòng cho trẻ với vắc xin phòng phế cầu khuẩn Synflorix
Đối với trẻ từ 6 tuần tuổi đến khi 6 tháng tuổi
– Mũi 1: Có thể bắt đầu tiêm khi trẻ được 6 tuần tuổi
– Mũi 2: Tiêm cách mũi thứ 1 tối thiểu 1 tháng.
– Mũi 3: Tiêm cách mũi thứ 2 ít nhất 1 tháng.
– Mũi 4 (mũi nhắc lại): Tiêm cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết từ A-Z về vacxin bạch hầu uốn ván
Cha mẹ nên cho trẻ tiêm chủng đầy đủ để đem lại hiệu quả phòng bệnh hiệu quả
Đối với trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi chưa được tiêm phòng trước đó
Lịch tiêm phế cầu cho trẻ bao gồm 3 mũi cụ thể như sau:
– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: Nên tiêm cách mũi đầu tối thiểu 1 tháng.
– Mũi 3 (Mũi nhắc lại): Tiêm cách mũi thứ 2 tối thiểu 6 tháng.
Đối với trẻ từ 1 đến dưới 2 tuổi chưa được tiêm phòng trước đó
Lịch tiêm vắc xin phế cầu sẽ bao gồm 2 mũi cụ thể như sau:
– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: Tiêm cách mũi thứ 1 tối thiểu 1 tháng.
Đối với trẻ từ 2 đến dưới 5 tuổi chưa được tiêm phòng trước đó
Lịch tiêm vắc xin phế cầu sẽ bao gồm 2 mũi cụ thể như sau:
– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: Tiêm cách mũi thứ 1 ít nhất 2 tháng.
2.2. Lịch tiêm phòng cho trẻ với vắc xin phòng phế cầu khuẩn Prevenar 13
Đối với trẻ từ 6 tuần tuổi đến khi 6 tháng tuổi
– Mũi 1: Có thể bắt đầu tiêm khi trẻ được 6 tuần tuổi
– Mũi 2: Tiêm cách mũi thứ 1 tối thiểu 1 tháng.
– Mũi 3: Tiêm cách mũi thứ 2 ít nhất 1 tháng.
– Mũi 4 (mũi nhắc lại): Tiêm cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng.
Đối với trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi chưa được tiêm phòng trước đó
Lịch tiêm phế cầu cho trẻ bao gồm 3 mũi cụ thể như sau:
– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: Nên tiêm cách mũi đầu tối thiểu 1 tháng.
– Mũi 3 (Mũi nhắc lại): Tiêm cách mũi thứ 2 tối thiểu 6 tháng.
Đối với trẻ từ 1 đến dưới 2 tuổi chưa được tiêm phòng trước đó
Lịch tiêm vắc xin phế cầu sẽ bao gồm 2 mũi cụ thể như sau:
– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: Tiêm cách mũi thứ 1 tối thiểu 1 tháng.
Đối với trẻ từ 2 trở lên chưa được tiêm phòng trước đó
Tiêm phòng một mũi duy nhất khi đủ độ tuổi.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về tình trạng tê tay sau tiêm vacxin
Cha mẹ nên lưu ý cho trẻ tiêm phòng càng sớm càng tốt (theo chỉ định) để trẻ có thể phòng ngừa các loại vi khuẩn, virus nguy hiểm tấn công cơ thể
3. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn cho trẻ
3.1. Tác dụng phụ có thể gặp ở trẻ sau khi tiêm phòng phế cầu khuẩn
Sau khi tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ điển hình như:
– Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C).
– Sưng đau, tấy đỏ, chai cứng tại vị trí tiêm.
– Biếng ăn, chán ăn, mệt mỏi quấy khóc,…
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên hạ sốt cho trẻ bằng miếng dán hạ sốt và chườm ấm để làm mát cơ thể cho trẻ. Tuyệt đối không chườm, đè hay bôi bất kỳ thứ gì lên vết tiêm để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp trẻ có các biểu hiện như sốt cao, nôn ói, quấy khóc bất thường, tiêu chảy, phát ban, tụ máu tại vị trí tiêm,… cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện để được can thiệp kịp thời.
3.2. Những trường hợp cần đặc biệt thận trọng khi tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn
Khi tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý trong các trường hợp sau:
– Trẻ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc có nguy cơ cao bị chảy máu sau khi tiêm bắp.
– Trẻ đang bị nhiễm trùng cấp tính hoặc sốt nên tạm hoãn việc tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn cho trẻ.
– Khi tiêm vắc xin Synflorix, tuyệt đối không được tiêm trong da hoặc tiêm tĩnh mạch.
– Trẻ sinh non có tuổi thai dưới 28 tuần, cần quan sát chặt chẽ trong vòng 48 đến 72 giờ sau tiêm vắc xin, hạn chế nguy cơ trẻ bị suy hô hấp hoặc ngừng thở tiềm tàng,…
– Trẻ bị nhiễm HIV, mắc bệnh mạn tính, bệnh suy lách, hồng cầu hình liềm, suy giảm miễn dịch,… cần được tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn trước khi 2 tuổi.
Những trường hợp này cha mẹ cần thận trọng khi cho trẻ tiêm chủng, cần khám sàng lọc kỹ càng với bác sĩ để cân nhắc có nên tiêm hay không.
Trên đây là những thông tin cần biết khi tiêm phòng và chi tiết lịch tiêm phòng cho trẻ với vắc xin phòng phế cầu khuẩn. Nếu còn thắc mắc nào khác, cha mẹ có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.