Sau khi chích ngừa, chỗ tiêm vacxin bị sưng là một trong những phản ứng thông thường mà ai cũng sẽ gặp phải. Để giảm bớt tình trạng sưng, có một số cách sau mà bạn có thể áp dụng.
Bạn đang đọc: Cách xử lý chỗ tiêm vacxin bị sưng đơn giản và an toàn
1. Lý giải vì sao chỗ tiêm vacxin lại bị sưng nhẹ và hơi đau
Mỗi loại vacxin có tỷ lệ phản ứng không mong muốn nhất định. Phản ứng sau tiêm ở từng người có thể khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như:
– Cơ địa.
– Mức độ nhạy cảm với các thành phần có trong vacxin.
– Loại vacxin tiêm chủng.
Phần lớn sau khi tiêm, cơ thể sẽ có những phản ứng ở mức độ nhẹ như ngứa, sưng đỏ. Rất hiếm xảy ra tình trạng phù nề, xung huyết tại vị trí tiêm. Nguyên nhân là vì vacxin kích thích cơ thể hình thành miễn dịch, sản xuất tế bào lympho T và kháng thể, bắt chước quá trình nhiễm trùng tự nhiên. Sau đó, cơ thể xây dựng hàng rào miễn dịch thành công khi mà bắt đầu có phản ứng sau tiêm ở thể nhẹ. Có ít trường hợp có bạch cầu tăng bất thường trong máu hoặc phản ứng viêm. Quá trình này được gọi là “nhiễm trùng giả”.
Khi “nhiễm trùng giả” kết thúc, bộ nhớ miễn dịch được hình thành. Trong đó tế bào lympho T và tế bào lympho B ghi nhớ cách chống lại bệnh trong tương lai. Hai tuần là thời gian mà cơ thể cần để sản xuất đủ các tế bào miễn dịch nói trên.
Còn nhóm khác gồm đại thực bào, tế bào đơn nhân và các hóa chất trung gian gây viêm sẽ kích hoạt hệ thống phòng thủ. Đôi khi, vì cơ chế bảo vệ quá mạnh nên có thể gây ra những phản ứng vận mạch tại vị trí tiêm. Biểu hiện là có thể sốt cao, ban xuất huyết và sưng cứng tại chỗ tiêm.
Chỗ tiêm bị sưng là hiện tượng hoàn toàn bình thường và khỏi sau 1-2 ngày
2. Cần làm gì để xử lý chỗ tiêm vacxin bị sưng an toàn?
Khi bạn thấy chỗ tiêm vacxin bị sưng nhẹ và lan rộng, bạn đừng quá lo lắng. Như đã nói ở trên, đây là một phản ứng vô cùng bình thường và có thể tự khỏi sau 1-2 ngày. Điều cần làm là tiếp tục theo dõi tình trạng ở vị trí tiêm có sự thay đổi bất thường nào trong 48 giờ tiếp theo không. Nếu cảm thấy nhức, bạn có thể chườm khăn mát ở vị trí tiêm để giúp giảm đau và sưng.
Trong quá trình sinh hoạt và nghỉ ngơi, bạn nên tránh chạm vào chỗ tiêm. Ngoài ra còn có một số lưu ý khác để không cho tình trạng thêm nghiêm trọng:
– Không chườm nóng.
– Không đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm: dưa chuột, khoai tây, nghệ,….
– Không nặn.
Nếu tình trạng sưng đau ở vị trí tiêm không thuyên giảm sau nhiều ngày, tình trạng tấy đỏ lan rộng thì bạn cần tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
3. Một số phản ứng toàn thân sau tiêm khác và cách xử lý
3.1. Phản ứng toàn thân sau tiêm chủng
Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vacxin. Ngoài tình trạng tại chỗ tiêm vacxin bị sưng, ngứa thì còn có thêm các triệu chứng toàn thân như là:
– Sốt nhẹ (không quá 39 độ).
– Khó ngủ.
– Ăn kém.
– Mệt mỏi.
Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng uốn ván bị ngứa – Nguyên nhân và cách xử trí!
Sốt nhẹ là triệu chứng toàn thân có thể xảy ra sau tiêm
3.2. Cách xử trí an toàn
Với các triệu chứng toàn thân kể trên, bạn cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần biết cách chăm sóc thì hoàn toàn có thể cải thiện được.
Ở thời điểm này, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất quan trọng. Bạn nên uống nước từ từ và chia nhỏ lượng uống ở mỗi lần. Ngoài nước khoáng, có thể bổ sung các loại nước ép trái cây để cung cấp vitamin C, A như: nước cam, chanh, bưởi,…
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết. Có những loại thực phẩm nên và không nên ăn để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Lúc này bạn nên bổ sung:
– Rau xanh, trái cây tươi.
– Yến mạch, gạo lứt,… là các thực phẩm tốt cho sức khỏe sau tiêm bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
– Ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo,…
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho bú nhiều cữ hơn. Tuy nhiên, ở mỗi lần bú thì cần giảm lượng sữa ít hơn mọi ngày.
Khi cơ thể có biểu hiện sốt thì nên chườm khăn ấm hoặc lau người, đặc biệt ở các vùng bàn tay, bàn chân, nách và bẹn. Bên cạnh đó, nên ưu tiên mặc quần áo thoáng khí, thấm hút mồ hôi và nghỉ ngơi.
4. Các phản ứng nghiêm trọng cần tới cơ sở y tế ngay
Với các phản ứng nhẹ thì có thể hoàn toàn xử lý và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường và kéo dài thì cần tới ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.
4.1. Ở người lớn
Đối với người lớn, một số triệu chứng nghiêm trọng dưới đây là không thể chủ quan:
– Cơ thể phát ban.
– Bắt đầu khó thở, tức ngực.
– Nhịp tim nhanh, dồn dập.
– Đột ngột khàn giọng mà không rõ lí do.
– Chảy nước mũi không rõ lí do.
– Đau bụng dữ dội.
– Nôn.
– Tiêu chảy liên tục.
Vì thế, không nên chần chừ hay chủ quan với bất kỳ triệu chứng nào. Hãy tới ngay bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng và điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng xảy ra trong tương lai.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu tiêm vacxin uốn ván bao nhiêu tiền và số mũi cần tiêm
Nếu có phản ứng nghiêm trọng và kéo dài thì cần tới bệnh viện kiểm tra ngay
4.2. Ở trẻ em
Ở trẻ em, việc theo dõi phản ứng cơ thể sau tiêm càng không thể chủ quan. Ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện dưới đây thì cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện:
– Sốt cao (trên 39 độ), sốt liên miên trên 24 giờ. Kể cả khi uống thuốc hạ sốt thì cũng không có tác dụng.
– Trẻ quấy khóc liên tục.
– Trẻ giảm tương tác với cha mẹ, biểu hiện mỏi mệt thấy rõ.
– Có hiện tượng co giật.
– Nôn trớ, bú kém, bỏ bú.
– Phát ban.
– Thở nhanh, khó thở, môi và các chi tím tái.
– Tay chân của trẻ lạnh.
– Da nổi vân tím.
Có thể thấy, tình trạng chỗ tiêm vacxin bị sưng và ngứa là điều hết sức bình thường. Sau 1 – 2 ngày thì tình trạng này sẽ biến mất. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì cần theo dõi sát sao trong suốt 48 tiếng sau tiêm. Ngay khi nhận thấy có các phản ứng nghiêm trọng thì cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời, hạn chế rủi ro xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.