Lưu ý trước tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ để tạo miễn dịch chống lại một số bệnh lý truyền nhiễm gây nguy hiểm, đồng thời hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ. Tuy nhiên, trước tiêm vaccine phụ huynh nên lưu ý một số điều để quá trình tiêm cho trẻ được hiệu quả.

Bạn đang đọc: Lưu ý trước tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ nhỏ

1. Lợi ích của hoạt động tiêm phòng cho trẻ nhỏ

Tiêm phòng vaccine là việc sử dụng vaccine để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại khiến cơ thể không bị mắc bệnh.

Tiêm phòng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ đề kháng của trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm bởi:

– Trẻ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu nên virus dễ xâm nhập vào cơ thể.

– Môi trường sống nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và bùng phát dịch nhanh chóng.

– Các bệnh lý truyền nhiễm chủ yếu xâm nhập qua đường hô hấp, đường tình dục hoặc từ mẹ sang con.

Tiêm phòng sớm và đầy đủ giúp cho trẻ:

– Phòng bệnh hiệu quả: Khoảng 95% trẻ được tiêm phòng sẽ tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo. Những bệnh này có thể để lại di chứng nặng, thậm chí tử vong cho trẻ.

– Tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, trẻ không bị ảnh hưởng bởi các di chứng, dị tật ảnh hưởng tới thể chất và trí não.

– Tiết kiệm chi phí: Chi phí dành cho tiêm phòng thấp hơn so với chi phí điều trị khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm.

Lưu ý trước tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ nhỏ

Tiêm phòng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

2. Một số lưu ý trước tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ

Để vaccine có thể phát huy tốt hiệu quả phòng bệnh, trước tiêm vaccine cha mẹ cần lưu ý một số điều như:

2.1. Trước tiêm vaccine phụ huynh cần trao đổi về sức khỏe của trẻ

Dù hầu hết trẻ nhỏ đều có thể tiêm phòng nhưng vẫn có một số trường hợp không nên tiêm do tiền sử bệnh và điều kiện sức khỏe của trẻ. Vì vậy để trẻ được tiêm ngừa an toàn, trước tiêm vaccine phụ huynh nên cung cấp thông tin sức khỏe chi tiết của con em mình. Từ đó biết được trẻ có thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định không và những việc cần làm để tiêm phòng được an toàn.

2.2. Cho trẻ ăn vừa đủ

Phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn với lượng vừa đủ, không để trẻ đói nhằm tránh trường hợp trẻ tụt đường huyết sau tiêm. Đồng thời, việc làm này giúp trẻ tránh nôn trớ khi vừa tiêm xong.

2.3. Chuẩn bị trang phục và tâm lý cho trẻ

Tùy từng mũi tiêm mà vị trí tiêm phòng cho trẻ khác nhau. Để quá trình tiêm thuận lợi, phụ huynh nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát. Trang phục rộng rãi giúp thăm khám cho trẻ được dễ dàng hơn. Ngoài ra, nên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cá nhân phòng khi cần sử dụng tới.

Ngoài ra, trẻ thường có tâm lý lo sợ nên phụ huynh cần tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái cho trẻ trước khi tiêm.

2.4. Mang đầy đủ giấy tờ và sổ tiêm chủng cho trẻ trước tiêm vaccine

Sổ hoặc phiếu tiêm chủng là giấy tờ quan trọng mà phụ huynh cần lưu giữ và mang theo mỗi lần tiêm chủng. Qua những thông tin có trong giấy tờ sẽ nắm được quá trình tiêm chủng của trẻ và đưa ra chỉ định phù hợp theo độ tuổi và từng lần tiêm.

2.5. Tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch tiêm được chỉ định

Cho trẻ tiêm phòng theo đúng lịch rất quan trọng bởi nếu không sẽ làm giảm hiệu quả của vắc xin. Khoảng thời gian tiêm phòng trễ dễ gây ra những lỗ hổng miễn dịch với bệnh lý cần phòng ngừa và tăng nguy cơ dễ mắc bệnh.

Tìm hiểu thêm: Các loại vacxin cần tiêm cho người lớn và địa chỉ tiêm chủng

Lưu ý trước tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ nhỏ

Phụ huynh cần nắm một số điều cần lưu ý trước tiêm vaccine cho trẻ

3. Những điều khác cần lưu ý sau khi tiêm phòng vaccine

3.1. Trường hợp nên hoãn, chống chỉ định tiêm

Ngoài những lưu ý trước tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ, phụ huynh cần chú ý thêm về đối tượng chống chỉ định và hoãn tiêm phòng bao gồm:

Hoãn tiêm phòng đối với trường hợp:

– Trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính. Khi sức khỏe ổn định lại có thể tiếp tục tiêm phòng.

– Thân nhiệt hạ thấp dưới 35.5 độ C và sốt cao trên 37.5 độ C.

– Trẻ vừa mới kết thúc điều trị bằng corticoid liều cao, xạ trị hoặc hóa trị trong vòng 14 ngày.

Chống chỉ định tiêm phòng

– Trẻ có tiền sử phản ứng nặng hoặc sốc phản vệ đối với bất kỳ loại vaccine nào trước đó.

– Trẻ bị suy giảm miễn dịch là đối tượng chống chỉ định với vaccine sống giảm độc lực.

– Trẻ đang hoặc vừa mới kết thúc điều trị bằng corticoid liều cao, xạ trị hoặc hóa trị trong vòng 14 ngày.

– Trẻ có trọng lượng cơ thể dưới 2 kg.

3.2. Phản ứng sau tiêm phòng trẻ có thể gặp

– Phụ huynh cần cho trẻ ở lại ít nhất 30 phút tại nơi tiêm phòng để theo dõi và kịp thời xử lý các bất thường.

– Cần tiếp tục theo dõi thân nhiệt của trẻ tại nhà ít nhất 1 ngày sau khi tiêm phòng về các biểu hiện tinh thần, ăn ngủ, nhịp thở, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm…

– Trẻ có thể xuất hiện một số phản ứng thông thường sau khi tiêm như sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm và quấy khóc… Tuy nhiên những phản ứng này có thể tự khỏi trong 24 giờ. Khi trẻ sốt cần cặp nhiệt độ 2 – 4 giờ/lần và sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

– Nếu sau khi tiêm có xuất hiện các phản ứng bất thường, phụ huynh nên cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời: Trẻ co giật, quấy khóc kéo dài, ngủ li bì, bỏ bú; khó thở, tím tái, nổi mề đay toàn thân, chân tay lạnh; sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đáp ứng khi sử dụng thuốc hạ sốt; vị trí vết tiêm sưng, cứng, quầng đỏ có kích thước lớn; nôn, trớ liên tục, đau quặn bụng…

Lưu ý trước tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ nhỏ

>>>>>Xem thêm: Giải đáp có nên tiêm phòng trước khi mang thai không

Chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để có phương pháp điều trị kịp thời

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất làm giảm nguy cơ tử vong ở trẻ. Do vậy, nên tiêm phòng càng sớm càng tốt và cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch

Bài viết trên là một số lưu ý trước tiêm vaccine cho trẻ, từ đó cha mẹ có thể thoải mái và tự tin khi cho con em mình tiêm phòng. Đồng thời sẽ có những điều kiện tốt nhất để quá trình tiêm của trẻ được thuận lợi. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, phụ huynh hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *