Đây là các trường hợp không nên tiêm vacxin dại

Các trường hợp không nên tiêm vacxin dại cần lưu ý để tuân thủ quy định và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về vấn đề tiêm phòng dại và các trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin phòng dại nhé!

Bạn đang đọc: Đây là các trường hợp không nên tiêm vacxin dại

1. Cần tiêm phòng dại ngay trong trường hợp nào?

Khi gặp phải các trường hợp dưới đây cần đi tiêm vắc xin phòng dại bao gồm:

– Bị cắn hoặc liếm vào vết thương: Nếu có tiếp xúc với nước bọt, nước dãi hoặc máu của động vật có khả năng mang bệnh dại.

– Vết thương mở hoặc có máu: Đặc biệt khi vết thương nằm ở mặt, đầu, cổ, hoặc nếu vết thương lớn và sâu.

– Tiếp xúc với động vật có hành vi lạ: Nếu có tiếp xúc với động vật có biểu hiện lạ, bất thường, hoặc có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh dại.

– Không rõ tiền sử vắc xin dại: Nếu không có bằng chứng về việc đã được tiêm vắc xin dại trước đó hoặc không biết rõ về tiền sử vắc xin.

Đây là các trường hợp không nên tiêm vacxin dại

Người bị chó, mèo cắn cần tiêm phòng ngay sau khi bị tấn công.

Sau khi bị chó dại cắn, cần thực hiện các bước sơ cứu và xử lý vết thương như sau:

– Rửa vết thương: Ngay lập tức rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ dịch chất nhiễm trùng, sử dụng dung dịch povidone-iodine 10% để sát trùng vết thương.

– Cầm máu từ vết thương nếu vết còn chảy máu để giảm lượng vi khuẩn và nguy cơ nhiễm trùng.

– Đến cơ sở y tế ngay sau khi bị cắn để được tư vấn và điều trị dự phòng, bao gồm tiêm phòng vaccine dại

– Tránh tự ý áp dụng các biện pháp không đảm bảo chất lượng hoặc không được khuyến cáo bởi chuyên gia y tế.

Không có khoảng thời gian cụ thể, ngay sau khi bị chó dại cắn, cần thực hiện biện pháp phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vaccine dại ngay

2. Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tiêm phòng dại là một biện pháp an toàn và hiệu quả. Vacxin phòng dại được phát triển từ virus dại đã bị tiêu diệt hoàn toàn, không gây ra bất kỳ nguy hại nào cho sức khỏe con người. Nó không có khả năng gây ra bệnh dại, mất trí nhớ hoặc các vấn đề về thần kinh như nhiều người nghe lời đồn đoán.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thuốc hoặc vacxin phòng bệnh nào khác, có thể xảy ra những phản ứng nhẹ sau khi tiêm vacxin bao gồm: sưng đỏ hay đau nhức tại chỗ tiêm, có thể sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi… Điều này không đáng lo ngại, bởi đó chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại virus gây bệnh dại.

3. Một số thận trọng khi tiêm vacxin phòng dại

3.1 Lịch tiêm phòng dại cho từng đối tượng

Cách tiêm vacxin phòng dại và lịch trình tiêm phụ thuộc vào tình trạng tiền sử của người tiêm và mức độ tiếp xúc với virus dại. Dưới đây là chi tiết về việc tiêm vacxin phòng dại:

– Người chưa tiếp xúc với virus dại: Cần tiêm đủ 3 mũi vacxin phòng dại cơ bản, mỗi mũi liều 0.5 ml.

Tiêm vào các ngày số 0, số 7 và số 28.

– Người đã tiếp xúc với virus dại: Cần tiêm 5 mũi vacxin phòng dại, mỗi mũi liều 0.5 ml.

Tiêm vào các ngày số 0, số 3, số 7, số 14 và số 28.

Trong trường hợp bị tiếp xúc với virus dại độ II, cần kết hợp tiêm thêm Immunoglobulin đại.

– Người đã tiêm đủ trong 05 năm trở lại: Cần tiêm 2 mũi vacxin vào các ngày số 0 và số 3.

– Người đã tiêm nhưng quá 05 năm hoặc không đều đặn: Cần tiêm 5 mũi vacxin vào các ngày số 0, số 3, số 7, số 14 và số 28.

Đồng thời, tiêm thêm Immunoglobulin dại theo lịch trình tương tự như trường hợp chưa từng tiêm vacxin phòng dại.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi tiêm phòng cho bé trong mùa nắng nóng

Đây là các trường hợp không nên tiêm vacxin dại

Bệnh dại một khi phát bệnh sẽ dẫn đến tử vong, tiêm vắc xin là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe

Đối với vacxin phòng dại tiêm dưới da:

– Người chưa từng tiêm vacxin phòng dại: Cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi liều 0.1 ml, tại 2 vị trí khác nhau. Tiêm vào các ngày số 0, số 3, số 7 và số 28.

– Người đã được tiêm vacxin phòng dại: Cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi liều 0.1 ml, vào các ngày số 0 và số 3.

Hãy tuân thủ đúng lịch trình tiêm vacxin phòng dại dựa trên tình trạng sức khỏe và tiếp xúc với virus để đảm bảo sự bảo vệ tối ưu khỏi căn bệnh này.

3.2 Các trường hợp sau không nên tiêm vacxin phòng dại

Tiêm phòng dại đóng vai trò cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi nguy cơ bị nhiễm virus gây bệnh dại. Vắc xin phòng bệnh dại được chỉ định cho trẻ em và người trưởng thành ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin phòng dại như: corticoid, thuốc chữa bệnh ung thư, các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh sốt rét vì làm giảm lượng kháng thể phòng dại sau khi tiêm. Chính vì thế mà trước khi tiêm phòng, hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ đưa ra phương án tiêm phòng hiệu quả.

Đây là các trường hợp không nên tiêm vacxin dại

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về vắc xin MMR-II và các căn bệnh sởi, quai bị và Rubella

Cần thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm vacxin phòng dại

– Đối với phụ nữ mang thai, hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy vacxin phòng dại gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị cắn bởi chó dại, cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vacxin phòng dại kịp thời. Đây được coi là lựa chọn duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại và đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

– Phụ nữ đang cho con bú không có hạn chế nào khi sử dụng vacxin chống dại. Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng, vì vậy không nên ngần ngại tiêm vacxin này, ngay cả khi bạn đang nuôi con nhỏ.

– Vacxin chống dại là dạng vắc xin bất hoạt, trên lý thuyết sẽ không có khả năng gây bệnh, không có giới hạn về độ tuổi và an toàn sử dụng cho trẻ em ở mọi độ tuổi. Bệnh dại là một căn bệnh có thể gây tử vong, vì vậy mà tiêm vacxin là biện pháp quan trọng để ngăn chặn ảnh hưởng của bệnh dại.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây giúp bạn có thêm thông tin về các trường hợp không nên tiêm vacxin dại. Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần giải đáp thắc mắc về các thông tin tiêm chủng liên quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *