Vắc xin bạch hầu là giải pháp hiệu quả để ngăn chặn những ảnh hưởng và nguy cơ tử vong do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Trong bài viết này, hãy cùng phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này qua một số câu hỏi thường gặp nhé!
Bạn đang đọc: Tiêm vắc xin phòng bạch hầu và các câu hỏi thường gặp
1. Có nhất thiết phải tiêm vắc xin bạch hầu không?
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, được gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của người nhiễm bệnh, dễ dàng phát tán trong môi trường đông đúc hay vệ sinh không đảm bảo. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn khi không có miễn dịch với virus.
Chủng ngừa đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng
Bệnh bạch hầu không chỉ là một trạng thái nhiễm trùng độc hại mà còn mang đến những tổn thương nghiêm trọng, chủ yếu xuất phát từ ngoại độc tố do vi khuẩn bạch hầu tạo ra. Nếu không được điều trị kịp thời, khi bệnh trở nặng có thể xảy ra các biến chứng và tử vong. Các triệu chứng lâm sàng được ghi nhận từ nhẹ đến nặng bao gồm giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản và mũi. Có thể xuất hiện ở các vùng khác như da, màng niêm mạc kết mạc mắt, hoặc bộ phận sinh dục.
Trước đây, bệnh phổ biến ở nhiều địa phương, sau khi vắc xin phòng bạch hầu được tích hợp vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được kiểm soát và chỉ ghi nhận một số ít trường hợp ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Chính vì thế mà tiêm vắc xin là biện pháp ngăn chặn bệnh bạch hầu hiệu quả.
2. Giải đáp thắc mắc liên quan đến phòng bệnh bạch hầu
2.1 Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin phòng bạch hầu?
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu nếu chưa có miễn dịch đặc hiệu, do đó trẻ em và người lớn đều cần được tiêm vắc xin đầy đủ để duy trì khả năng phòng bệnh.
– Với trẻ em: Mọi trẻ em cần tiêm vắc xin phòng ngừa bạch hầu, phổ biến với vắc xin 6in1 cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
– Phụ nữ mang thai được khuyến cáo tiêm vắc xin bạch hầu để bảo vệ cả mẹ và thai nhi, tiêm vào giai đoạn 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
– Người lớn, đặc biệt là những người chưa tiêm vắc xin hoặc miễn dịch giảm sau thời gian dài, nên xem xét việc tiêm để duy trì miễn dịch
2.2 Có những loại vắc xin phòng bạch hầu nào?
Tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện cung cấp các loại vắc xin phòng bạch hầu phù hợp với từng đối tượng, bao gồm:
Tìm hiểu thêm: 3 Điều cần nhớ khi chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin 6 trong 1
Tiêm vắc xin phòng bạch hầu giúp giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng từ bệnh bạch hầu, nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
– Vắc xin 6in1: Infanrix Hexa, Hexaxim phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, và các bệnh do vi khuẩn Hib, tiêm cho trẻ em giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến dưới 2 tuổi.
– Vắc xin 4in1 Tetraxim phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Tiêm được cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.
– Vắc xin 3in1: Adacel, Boostric phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn dưới 64 tuổi.
2.3 Lịch tiêm vắc xin phòng bạch hầu như thế nào?
Việt Nam đặt sự ưu tiên cao vào chương trình tiêm chủng phòng ngừa bạch hầu để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với trẻ em và nhóm những người có nguy cơ cao. Lịch tiêm vắc xin bạch hầu cho từng đối tượng theo khuyến cáo:
– Trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi: khuyến cáo tiêm 3 liều vắc xin phòng bạch hầu vào các tháng thứ 2, 3 và 4, và một liều nhắc lại khi trẻ được 18 tháng.
– Trẻ giai đoạn 4-6 tuổi nếu đã tiêm đủ các mũi cơ bản thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin 4in1
– Với vắc xin 3in1, lịch tiêm tùy theo tình huống:
Tiêm cơ bản cho đối tượng chưa tiêm vắc xin có kháng nguyên bạch hầu – ho gà – uốn ván bao giờ thì cần tiêm 3 mũi theo lịch 0-1-6 tháng
Tiêm nhắc lại cho các đối tượng đã tiêm các mũi cơ bản trước đây: Tiêm 1 mũi cách mũi cuối cùng tối thiểu 4 tuần và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.
>>>>>Xem thêm: Rotavin M1: Giá cả vắc xin và lịch chủng ngừa cho trẻ
Có thể tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối
– Phụ nữ mang thai chỉ cần tiêm 1 mũi ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ vì hồi nhỏ đã được tiêm 3 mũi bạch hầu – ho gà – uốn ván.
Trước khi tiêm, cần trao đổi các thông tin với bác sĩ và kiểm tra tình trạng sức khỏe để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi tiêm phòng.
2.4 Có những phản ứng phụ nào xảy ra sau khi tiêm vắc xin?
Nhìn chung, các phản ứng sau khi tiêm vắc – xin bạch hầu không quá nguy hiểm, hầu hết sẽ thường tự khỏi trong 1-2 ngày mà không cần phải điều trị. Phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin bạch hầu là sốt nhẹ dưới 38,5 độ C và sưng đỏ tại vị trí tiêm, có thể xuất hiện đau nhức và ê buốt tại vùng tiêm. Một số người có thể trải qua phản ứng dị ứng nhẹ như ngứa hoặc đau nhức cơ.
Nếu trong trường hợp sốt cao không đỡ sau khi dùng thuốc hạ sốt, xuất hiện các phản ứng dị ứng nghiêm trọng thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
2.5 Cần làm gì để phòng bệnh bạch hầu hiệu quả
Bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu đầy đủ và đúng lịch, để phòng bệnh bạch hầu hiệu quả thì mỗi cá nhân cần thực hiện tốt các biện pháp bao gồm:
– Thực hiện thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm bạch hầu qua tay.
– Tránh tiếp xúc gần với những người đã nhiễm bệnh bạch hầu để giảm nguy cơ lây nhiễm
– Che miệng khi hoặc hắt để ngăn chặn vi khuẩn và virus lây lan qua không khí
– Người nhiễm bệnh cần thực hiện cách ly để ngăn chặn sự lây nhiễm cho những người khác
– Duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để củng cố hệ thống miễn dịch
– Duy trì vệ sinh cá nhân, đặc biệt là không chia sẻ đồ dùng cá nhân như ấm chén, đũa, đồ ăn uống để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn
– Nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng tránh, đặc biệt là về quan trọng của tiêm vắc xin.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích liên quan đến vắc xin bạch hầu và các thông tin quan trọng. Nếu như còn bất cứ thông tin nào cần được giải đáp về phòng bệnh bạch hầu, vui lòng liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.