3 Suy nghĩ sai lầm về mũi chích vaccine HPV

Chích ngừa HPV từ sớm giúp dự phòng nhiễm HPV hiệu quả – tức là dự phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV gây ra. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người có suy nghĩ chưa đúng về mũi tiêm này. Dưới đây là 3 suy nghĩ sai lầm phổ biến về mũi chích vaccine HPV.

Bạn đang đọc: 3 Suy nghĩ sai lầm về mũi chích vaccine HPV

1. Vaccine HPV là gì?

HPV có hơn 100 type virus liên quan được phát hiện ở người, trong đó có khoảng 40 type của HPV gây nhiễm vùng sinh dục và một số loại ung thư nhất định ở:

– Cổ tử cung.

– Hậu môn.

– Hầu họng.

– Dương vật.

– Âm hộ.

– Âm đạo.

Chích vaccine HPV sẽ giúp cơ thể tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của virus Human Papilloma. Vaccine HPV đã chứng minh được tính an toàn và sinh miễn dịch tốt, tồn tại bền vững tới 30 năm nên đang được sử dụng rộng rãi.

Tác dụng phụ của vaccine HPV chỉ là những phản ứng thông thường, tương tự như các vaccine phòng bệnh khác. Bao gồm: sưng đỏ, hơi đau nhức tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, toàn thân mỏi mệt. Tuy nhiên, các phản ứng này sẽ biến mất từ 1 đến 2 ngày sau tiêm.

3 Suy nghĩ sai lầm về mũi chích vaccine HPV

Tiêm phòng vaccine HPV là việc làm cần thiết để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư cổ tử cung

2. Ba suy nghĩ sai lầm về mũi chích vaccine hpv

2.1. Vaccine HPV chỉ bảo vệ phụ nữ

Nhắc đến vaccine HPV là mọi người thường mặc định loại vaccine này chỉ dành cho phụ nữ. Đây là một suy nghĩ sai lầm mà đa số đều mắc phải. Bởi mặc dù bệnh nguy hiểm nhất mà vaccine HPV có thể phòng ngừa được là bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là bệnh lý ác tính gây tổn hại tới sức khỏe của chị em phụ nữ, xu hướng mắc mới và tử vong do bệnh ngày càng tăng cao. Nghiêm trọng hơn thì bệnh lý ngày có xu hướng trẻ hóa độ tuổi, đẩy mức cảnh báo nguy hiểm với mọi đối tượng.

Tuy nhiên, virus HPV cũng là nguyên nhân gây ra loạt bệnh nguy hiểm khác ở cả nam và nữ. Có thể kể đến như:

– Ung thư âm đạo, âm hộ.

– Ung thư dương vật.

– Ung thư vòm họng.

– Ung thư hậu môn.

Virus HPV không phân biệt giới tính nam hay nữ, các bệnh lý do HPV đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả hai giới. Thực trạng hiện nay cho thấy độ lưu hành HPV ở nam cao hơn nữ, nhưng miễn dịch cộng đồng cho nam lại đang phụ thuộc vào việc bao phủ vaccine ở nữ. Đặc biệt, lây nhiễm HPV từ nữ sang nam cao hơn từ nam sang nữ. Và nam có tỷ lệ thải loại HPV thấp hơn 26% so với nữ.

Chính vì vậy chích vaccine HPV cũng dành cho nam giới chứ không riêng nữ giới. Việc chủng ngừa sớm giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, tạo ra một cộng đồng miễn dịch cao.

3 Suy nghĩ sai lầm về mũi chích vaccine HPV

Nhiều người mặc định mũi tiêm vaccine HPV chỉ dành cho nữ giới nhưng thực tế thì nam giới cũng được chỉ định tiêm để phòng bệnh

2.2. Chỉ chích vaccine HPV được khi chưa quan hệ tình dục

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ tiêm vaccine ngừa HPV được khi chưa có quan hệ tình dục. Thực chất đây là một hiểu lầm khá phổ biến nên không ít trường hợp bỏ qua tiêm chủng vì nghĩ mình không đủ điều kiện.

Vaccine HPV được khuyến cáo tiêm cho bé gái và phụ nữ, bé trai và nam giới thuộc độ tuổi từ 9 đến 26. Hơn nữa, để đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh tối ưu thì nên tiêm trước 26 tuổi và chưa có hoạt động tình dục.

Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn tiêm chủng kể cả khi đã có hoạt động tình dục. Hoặc người trưởng thành từ 27-45 tuổi chưa tiêm vaccine HPV lần nào cũng có thể cân nhắc tiêm chủng sau khi đã nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Chỉ là hiệu quả tiêm lúc này đã bị giảm bớt đi so với độ tuổi được khuyến cáo.

2.3. Không phải khám sàng lọc ung thư cổ tử cung khi đã chích vaccine HPV

Đã chích vaccine HPV thì không cần phải khám sàng lọc ung thư cổ tử cung nữa đúng không? – Đây là một hiểu lầm rất tai hại mà phần lớn mọi người mắc phải. Vì nghĩ rằng bản thân đã được bảo vệ sau khi tiêm vaccine HPV nên nhiều người bỏ qua việc khám sàng lọc ung thư cổ tử cung trong nhiều năm. Nhưng chuyên gia y tế chỉ ra rằng, việc tiêm vaccine chỉ bảo vệ chống lại các dạng virus HPV phổ biến và có nguy cơ cao. Chứ không bảo vệ khỏi tất cả các chủng virus HPV.

Do đó, bạn vẫn cần chủ động và duy trì lịch tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm. Việc kiểm tra chuyên sâu sẽ giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường, khối u khi còn rất nhỏ. Bằng cách:

– Khảo sát triệu chứng và tiền sử bệnh nếu có.

– Khám phụ khoa.

– Làm xét nghiệm sàng lọc. Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến là: xét nghiệm Thinprep, xét nghiệm Pap Smear, xét nghiệm HPV.

– Soi cổ tử cung.

– Sinh thiết cổ tử cung.

Tìm hiểu thêm: Tiêm vacxin lao bị nổi hạch ở nách – nguyên nhân và cách xử trí!

3 Suy nghĩ sai lầm về mũi chích vaccine HPV

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và can thiệp kịp thời, tránh để bệnh tiến triển âm thầm

3. Vaccine HPV cần tiêm mấy mũi?

Hiện nay vaccine HPV đang lưu hành 2 loại gồm:

– Vaccine Gardasil 4.

– Vaccine Gardasil 9.

Với vaccine Gardasil 4 giúp bảo vệ cơ thể khỏi 4 chủng virus HPV (chủng 16, 18, 6 và 11). Trong đó. chủng 16 và chủng 18 có nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và ung thư hậu môn. Còn chủng 6 và chủng 11 gây ra mụn cóc sinh dục. Vaccine có 3 mũi cơ bản, theo lịch như sau:

– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

– Mũi 2: Sau mũi 1 là 2 tháng.

– Mũi 3: Sau mũi 2 là 4 tháng.

Với vaccine Gardasil 9 có khả năng phòng nhiều chủng virus hơn loại trên. Gồm chủng 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Lịch tiêm sẽ được chia thành 2 nhóm đối tượng:

– Nhóm từ 9 đến dưới 15 tuổi: Phác đố 2 mũi, mũi sau cách mũi trước từ 6-12 tháng và phác đồ 3 mũi, lần lượt 0 – 2 – 6 tháng.

– Nhóm từ 15 đến dưới 27 tuổi: Phác đồ 3 mũi với mũi đầu ở lần tiêm sớm nhất. Sau 2 tháng tiêm tiếp mũi thứ hai và sau 4 tháng tiêm hoàn thành mũi cuối cùng.

3 Suy nghĩ sai lầm về mũi chích vaccine HPV

>>>>>Xem thêm: Những tác dụng phụ của vắc xin 6 trong 1 cần biết

Cần tiêm đủ liều và đúng lịch theo khuyến cáo để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất

Trên đây là 3 suy nghĩ sai lầm phổ biến về việc chích vaccine HPV. Không chỉ giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, tiêm phòng còn có hiệu quả cao trong việc ngừa các bệnh lý đường sinh dục khác do virus HPV gây ra ở cả nam và nữ. Hãy tự bảo vệ bản thân mình cũng như tạo miễn dịch cộng đồng bằng cách tiêm vaccine từ sớm bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *