Ung thư cổ tử cung được xếp vào 1 trong các bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Tiêm phòng là cách tốt để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh và giảm thiểu những biến chứng sức khỏe nếu nhiễm bệnh. Lứa tuổi tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung là bao nhiêu tuổi? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay.
Bạn đang đọc: Lứa tuổi tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung bạn cần biết
1. Tại sao trẻ em khi đủ tuổi cần được tiêm phòng ung thư cổ tử cung?
Cổ tử cung là 1 phần trong cơ quan sinh dục của phụ nữ. Ung thư cổ tử cung còn được gọi là căn bệnh ác tính chỉ xuất hiện ở chị em. Ung thư thường khởi phát từ những tế bào trong bộ phận cổ tử cung của nữ giới rồi lan ra các vị trí khác.
Hiện nay, các chuyên gia y tế nghiên cứu và nhận định rằng nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư cổ tử cung chính là virus HPV, đặc biệt là các tuýp 16 và 18 được tìm thấy phù hợp với gần 99% bệnh nhân mắc bệnh.
Theo thống kê của tổ chức GLOBOCAN năm 2020, con số người mắc mới ung thư cổ tử cung ở Việt Nam là 6,6/100.000 phụ nữ. Ung thư cổ tử cung chiếm tỷ lệ 2,3% số ca mắc ung thư chung. Đáng buồn hơn, tỷ lệ tử vong vì ung thư cổ tử cung khá cao, khoảng 3,4/100.000 ca mắc bệnh.
Trẻ em, trẻ vị thành niên, người trưởng thành đến tuổi cần thực hiện tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
Điều quan trọng, tỷ lệ các ca ung thư cổ tử cung do HPV ở trẻ vị thành niên cũng gia tăng. Điều này cho thấy virus HPV có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào mà không chỉ qua quan hệ tình dục.
Ngoài ra còn có 1 số lý do khiến cho bệnh ung thư cổ tử cung có xu hướng “trẻ hóa” không thể không kể đến giới trẻ ngày nay có quan niệm thoáng về tình yêu đi đôi với tình dục. Việc quan hệ sớm và thiếu kiến thức về sức khỏe tình dục cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ vị thành niên đã có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung do lây nhiễm virus HPV.
Chính vì thế, trẻ vào lứa tuổi cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần được phụ huynh quan tâm và chủ động cho con em đi tiêm chủng đầy đủ.
2. Độ tuổi tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
2.1. Lứa tuổi nên tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung theo khuyến cáo
Vắc xin HPV hiện đang được khuyến nghị cho nhóm tuổi từ 9 đến 26. Trong đó, trẻ từ 9 – 12 tuổi được xem là độ tuổi “vàng” để thực hiện tiêm chủng. Lý do được đưa ra là ở tuổi từ 9 – 12 trẻ ít có khả năng thực hiện hành vi quan hệ tình dục, từ đó nâng cao hiệu quả bảo vệ của vắc xin lên tối đa.
Tìm hiểu thêm: Twinrix – Vắc xin phòng viêm gan AB hiệu quả hiện nay
9 – 26 tuổi là nhóm tuổi được khuyến cáo tiêm chủng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong độ tuổi tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung 9 – 26 tuổi, dù đã quan hệ tình dục hay chưa vẫn có thể tiêm chủng bình thường theo lịch bác sĩ tư vấn.
Lưu ý rằng: vắc xin HPV chỉ có tác dụng ngăn ngừa, không có khả năng điều trị bệnh. Vì vậy, nếu đã tiếp xúc với virus HPV, hiệu quả của vắc xin sẽ giảm so với việc tiêm trước tiếp xúc. Để đạt được hiệu quả, việc tiêm vắc xin HPV sớm là quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
2.2. Lứa tuổi tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung ngoài khuyến cáo
Cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng như Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đều không khuyến nghị tiêm chủng vắc xin phòng ngừa virus HPV đối với đối tượng trên 26 tuổi. Lý do là vắc xin này không có hiệu quả cao ở độ tuổi này.
Phần lớn người trưởng thành sau 26 tuổi đều đã ít nhất 1 lần tiếp xúc với virus HPV kể từ lần quan hệ tình dục đầu tiên. Vì thế việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung cho đối tượng đã tiếp xúc với virus HPV kéo dài không đạt được hiệu quả tốt so với nhóm đối tượng ít tuổi hơn.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, những người đã mắc HPV vẫn nên tiêm để bảo vệ phần nào trước các chủng virus khác. Các chuyên gia khuyến cáo người dưới 45 tuổi vẫn có thể tiêm vắc xin và hiện tại chưa có nghiên cứu nào được thử nghiệm với nhóm đối tượng >45 tuổi.
3. Trước khi tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm không?
Hiện nay có 2 quan điểm về việc xét nghiệm trước khi đi tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung.
Trong đó, quan điểm thứ nhất là không cần thiết phải xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung. Đối với nữ giới trong độ tuổi 9-26, không mang thai, không dị ứng với thành phần của vắc xin và không mắc các bệnh cấp tính, việc tiêm vắc xin HPV được thực hiện ngay mà không cần xét nghiệm trước.
>>>>>Xem thêm: 2 Vacxin quan trọng trong lịch tiêm phòng của trẻ sơ sinh
Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hoặc không trước khi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
Ngược lại, với nhóm đối tượng lớn hơn 26 tuổi, đã có quan hệ tình dục, bạn nên xét nghiệm tìm virus HPV và sàng lọc tế bào ung thư cổ tử cung trước khi tiêm vắc xin HPV. Điều này là không bắt buộc nhưng khuyến cáo nên thực hiện.
Nếu bạn đã nhiễm virus HPV thì vẫn có thể tiêm vắc xin, nhưng hiệu quả sẽ thấp hơn so với những người chưa nhiễm HPV và chưa từng quan hệ tình dục.
4. Tác dụng phụ có thể có sau tiêm chủng
Giống như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm chủng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, cơ thể bạn có thể xuất hiện 1 số tác dụng phụ như:
– Đau ở chỗ tiêm: đây là phản ứng hay gặp và chúng cũng tự biến mất sau vài ngày mà bạn không cần quá lo lắng.
– Sốt: Một số người có thể phát triển sốt sau tiêm vắc xin, thường là sốt nhẹ và tự giảm sau vài ngày.
– Mệt mỏi: Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi sau tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung.
– Buồn nôn: 1 tác dụng phụ nữa có thể gặp là bạn bị nôn sau khi tiêm vắc xin.
– Tác dụng phụ hiếm gặp: phản ứng dị ứng nghiêm trọng, co thắt phế quản và các vấn đề về hô hấp.
Cần lưu ý các tác dụng phụ sau tiêm chủng đều có thể tự thuyên giảm đi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ, điều trị nếu cần thiết.
Vậy nhóm độ tuổi tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung đã được bài viết cung cấp thông tin chi tiết trên đây. Nếu bạn đọc còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn thêm về mũi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung và các loại vắc xin khác tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, hãy liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.