Tiêm vacxin tiền hôn nhân được các chuyên gia khuyến cáo nên hoàn thành phác đồ trước khi về chung một nhà. Việc làm này cần thiết đối với cả hai giới bởi giúp vợ chồng có đủ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe lẫn nhau và sẵn sàng chào đón em bé khỏe mạnh trong tương lai.
Bạn đang đọc: 6 Câu hỏi về tiêm vacxin tiền hôn nhân mà bạn cần biết
1. Vacxin tiền hôn nhân gồm những loại nào?
Có 8 loại trong danh sách vacxin cần tiêm trước khi kết hôn. Bao gồm: những loại phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục và những loại phòng bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
1.1. Hai loại chính trong tiêm vacxin tiền hôn nhân
Vacxin HPV và vacxin viêm gan B là 2 loại vacxin giúp hạn chế các bệnh lây qua đường tình dục.
Nếu thai phụ nhiễm HPV có thể mắc sùi mào gà dẫn đến khó khăn trong việc sinh đẻ, không thể sinh thường. Nếu nhiễm các chủng có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung. Người mẹ lúc này phải hoãn điều trị vì có thể dẫn đến chuyển dạ sớm.
Viêm gan B dễ lây qua con đường đường tình dục, qua đường máu và từ mẹ sang con. Khoảng 90% thai phụ nhiễm viêm gan B sẽ lây sang cho thai nhi, khiến trẻ có nguy cơ cao mắc:
– Viêm gan mạn tính.
– Xơ gan.
– Ung thư gan.
Tiêm vacxin trước khi cưới vừa giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, vừa đảm bảo không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
1.2. Một số loại tiêm vacxin tiền hôn nhân khác
Ngoài 2 vacxin kể trên thì 6 loại vacxin khác cũng cần được tiêm trước khi kết hôn đó là:
– Vacxin chủng ngừa thủy đậu.
– Vacxin chủng ngừa 3in1 gồm sởi, quai bị và rubella.
– Vacxin chủng ngừa uốn ván.
– Vacxin chủng ngừa 3in1 gồm bạch hầu, uốn ván và ho gà.
– Vacxin chủng ngừa bệnh cúm mùa.
– Vacxin chủng ngừa bệnh phế cầu khuẩn.
Các bệnh truyền nhiễm trên đều ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, dù là người chồng hay vợ nhiễm bệnh. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ vô sinh hoàn toàn có thể xảy ra. Cụ thể:
– Nam giới mắc quai bị có nguy cơ bị viêm tinh hoàn khiến chất lượng tinh trùng giảm. Trong khi đó, nữ giới mắc quai bị có nguy cơ bị viêm buồng trứng, ảnh hưởng đến chức năng làm mẹ.
– Nữ giới mắc thủy đậu trong 3 tháng đầu mang thai có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai cao. Nếu không thì con sinh ra cũng sẽ mắc dị tật bẩm sinh như: bại não, chậm phát triển,…
– Nữ nhiễm cúm trong quá trình mang thai thì tăng khả năng sinh non, bé sinh ra nhẹ cân hoặc thai chết lưu.
2. Có phải chỉ cần tiêm phòng cho nữ giới hay không?
Nhiều cặp đôi lầm tưởng rằng tiêm vacxin tiền hôn nhân chỉ cần thực hiện ở nữ giới vì liên quan đến sinh đẻ sau này. Nhưng không phải vậy, tiêm phòng được khuyến cáo thực hiện ở cả hai giới, tạo lá chắn sức khỏe toàn diện và không tạo điều kiện cho bệnh tấn công.
Thực tế, nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh và lây nhiễm tương đương như nữ giới. Nguyên nhân là trong cuộc sống hàng ngày thì đấng mày râu luôn phải giao lưu, tiếp xúc với nhiều người. Nguồn bệnh lây nhiễm có thể xuất phát từ bất cứ đâu, bất kỳ thời điểm mà chính họ không hay biết. Khi không được phòng bệnh, họ có thể trở thành nguồn lây cho người thân như bố mẹ, vợ,… Đồng thời tăng nguy cơ trở nặng và nhập viện điều trị.
Cụ thể, với virus HPV – loại virus không phân biệt giới tính nam hay nữ, các bệnh lý do HPV đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả hai giới. Thực trạng hiện nay cho thấy độ lưu hành HPV ở nam cao hơn nữ, nhưng miễn dịch cộng đồng cho nam lại đang phụ thuộc vào việc bao phủ vaccine ở nữ. Đặc biệt, lây nhiễm HPV từ nữ sang nam cao hơn từ nam sang nữ. Và nam có tỷ lệ thải loại HPV thấp hơn 26% so với nữ. Do đó, nam giới cũng cần hoàn thành phác đồ tiêm phòng HPV cơ bản chứ không riêng nữ giới.
Không chỉ nữ mà nam giới cũng cần tiêm ngừa HPV
3. Nữ giới trong thời gian kinh nguyệt có tiêm vacxin được không?
Nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt không thuộc nhóm chống chỉ định tiêm hoặc hoãn tiêm chủng. Tuy nhiên, vào những ngày này thì cơ thể, sức khỏe của nữ giới không được ổn định nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới quy trình và hiệu quả tiêm. Do đó, nếu có lịch tiêm trong thời gian này, nữ giới nên nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, không bỏ bữa sáng để tránh bị mệt và tụt huyết áp.
Trong quy trình tiêm chủng có bước sàng lọc trước tiêm – nếu bác sĩ thấy sức khỏe của bạn không đảm bảo sẽ cho dời lịch tiêm mà không cần tiêm lại từ đầu.
4. Thời điểm tiêm vacxin tiền hôn nhân?
Theo các chuyên gia y tế, thời điểm nên tiêm vacxin là khoảng 3-6 tháng trước khi cưới. Vì vacxin khi được tiêm vào trong cơ thể cần thời gian sản sinh miễn dịch và đạt hiệu quả bảo vệ.
Có một số vacxin chống chỉ định cho mẹ bầu nên bạn tránh mang thai trong thời gian thực hiện tiêm chủng. Nên hoàn thành phác đồ tiêm rồi mới mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Cụ thể:
– Mũi tiêm ngừa thủy đậu, sởi, quai bị và rubella cần hoàn thành trước 3 tháng.
– Mũi tiêm ngừa HPV cần hoàn thành trước 1 tháng.
Tìm hiểu thêm: Những vấn đề liên quan đến lịch chích ngừa cho bé
Cặp đôi nên tiêm phòng 3 – 6 tháng trước khi cưới
5. Lỡ có thai trong quá trình tiêm có sao không?
Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, có thể bị ảnh hưởng bất lợi tới thai nhi nên có một số loại vacxin sau được khuyến cáo không nên thực hiện:
– Sởi.
– Quai bị.
– Rubella.
– Thủy đậu.
Nếu trong quá trình thực hiện phác đồ tiêm cơ bản mà phát hiện có bầu, nữ giới không nên quá lo lắng. Hãy hỏi ngay bác sĩ tiêm chủng để được kiểm tra và tư vấn theo cách phù hợp, an toàn cho cả mẹ và bé.
6. Tiêm xong có tác dụng phụ nào không?
Vacxin được đánh giá là an toàn vì đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng trong cộng đồng. Tuy nhiên, dù thứ gì đưa vào cơ thể con người đều được xem là “yếu tố lạ” có thể gây ra những phản ứng nhất định, vacxin cũng không ngoại lệ. Tùy cơ địa của mỗi người mà vacxin có thể gây ra một số phản ứng sau tiêm chủng.
Thường phản ứng sau tiêm chủng ở mức nhẹ, sẽ tự hết sau vài giờ hoặc 1 – 2 ngày. Bao gồm:
– Đau nhức tại vị trí tiêm.
– Hơi sốt.
– Mệt mỏi, uể oải.
Những phản ứng này cặp đôi không cần quá lo lắng. Chỉ cần nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là cơ thể nhanh chóng trở lại bình thường.
>>>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết về vắc xin Infanrix hexa 0.5ml
Cặp đôi ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm
Trên đây là 6 câu hỏi về tiêm vacxin tiền hôn nhân mà hầu như cặp đôi nào cũng thắc mắc. Hy vọng gửi tới bạn thông tin giải đáp hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về việc làm ý nghĩa này trước khi cưới nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.